Đăng bởi Để lại phản hồi

3 sai lầm thường gặp nhất khi trồng cây có múi

Hiện nay, cây có múi được trồng rải khắp Việt Nam, nó mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Để thu được năng suất cao thì chăm sóc vườn là yếu tố quan trọng nhất. Chăm sóc vườn đúng cách sẽ làm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, tạo năng suất chất lượng cao. Chăm sóc sai cách sẽ khiến cho cây phải đối mặt với nhiều loại sau bệnh hại. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng. Liệu bạn có đang mắc 3 sai lầm thường gặp này trong chăm sóc cây có múi ?

1. Sai lầm thường gặp: Trồng sâu chôn chặt

Đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Ngay phần tiếp giáp rễ và thân có hàng triệu van một chiều đi lên đó. Những gốc bị vùi phần cổ rễ thì cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, làm cho cây bị yếu đi.

Rễ dễ bị úng vì các tầng rễ mặt thiên hướng ăn sâu xuống, dễ bị vàng lá thối rễ. Đặc biệt các vườn chăm hữu cơ trồng sâu quá thì nó thường xảy ra hiện tượng. Mỗi lần bón hữu cơ mình cứ vun vào, vun vào gốc. Khi mà hữu cơ chưa được phân hủy hoàn toàn mà gặp hiện tượng mưa lâu ngày. Hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường ngập nước. Nó sẽ sinh ra khí H2S và các độc chất hữu cơ. Khi rễ hấp thụ những cái đó thì nó sẽ chị chết và cây sẽ bị yếu.

2. Sai lầm thường gặp: Diệt sạch cỏ dại

Diệt sạch cỏ để ngăn chặn sự sinh trưởng của cỏ, hạn chế việc cây trồng bị cạnh tranh chất dinh dưỡng là sai lầm cực kì nghiêm trọng. Làm sạch cỏ khiến cho đất vườn trở nên trọc trắng. Trời mưa, không có thảm thực vật che phủ sẽ làm trôi tầng đất mùn và các tầng đất mặn khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, các tầng đất sâu lâu thoát nước. Trời nắng, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp làm cho đất bị bỏng rát, tổn thương bộ rễ của cây. Thuốc diệt cỏ đồng thời đã tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất và thiên địch trong vườn.

Tìm hiểu thêm về cách quản lý cỏ tại: https://nongnghiepthuanthien.vn/bien-phap-quan-ly-co-dai-hop-ly-de-canh-tac-hieu-qua/

3. Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật

Làm mất Cân bằng hệ sinh thái:

Trong môi trưởng tự nhiên, có các loài gây hại những cũng có sinh vật có lợi. Các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, khi con người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tiêu diệt  các loài gây hại. Đồng thời nó cũng giết chết nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại Thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng với sâu gây hại chết rất nhiều. Làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng độc.

Gây ô nhiễm đất:

Đất sau một thời gian dài dùng thuốc bảo vệ thực vật, sẽ bị chai cứng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư  khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.

Tác hại thuốc Bảo vệ thực vật

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

Nếu người canh tác hay người phun thuốc rất chủ quan, không trang bị đầy đủ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Điều này khiến sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vê thực vật trên nông sản và trong môi trường (đất, nước, không khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người, gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức hoặc tích lũy theo thời gian ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề kể trên hoặc bất kỳ vấn đề nào trên cây trồng. Hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ miễn phí kịp thời!



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Hướng dẫn chăm sóc cây có múi theo hướng sinh học bền vững

    Hiện nay cây có múi trên cả nước đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Những khó khăn về sâu, bệnh triền miên khiến sản phẩm thu hoạch không đáp ứng được cả nhu cầu trong nước lẫn thị trường xuất khẩu. Chất lượng trái không đồng đều, mẫu mã không đạt chuẩn, dư lượng thuốc BVTV quá cao là thực trạng chung của những vườn canh tác thuần túy phân thuốc hóa học.

    Việc sử dụng phân thuốc hóa học trong thời gian dài ảnh hưởng nặng nề đến đất trồng cây có múi. Phân hóa học chỉ có thể hòa tan tối đa 70% trong đất mà thôi. Vậy 30% còn lại đi đâu? Thuốc hóa học khi phun, khi tưới vào đất có những tác hại gì. Tất cả mọi tồn dư và độc hại đều nằm lại trong đất và chỉ sau 2 – 3 năm thôi sẽ gây ra chứng nghẹt rễ, thối rễ, chai đất, thoái hóa đất,… Tất cả những vấn đề này đều là vấn đề chung của tất cả các vườn canh tác thuần túy phân thuốc hóa học. Để giải quyết tất cả những vấn đề trên trong thời gian ngắn, hôm nay sinhhocvietnam.vn sẽ chia sẽ cho bà con một quy trình canh tác vừa dễ dàng vừa có thể chuyển đổi sang canh tác sinh học bền vững.

    Quy trình canh tác giúp chuyển đổi từ hóa học sang sinh học dễ dàng:

    Chăm sóc ngay sau khi thu hoạch:

    Sau khi thu hoạch là thời điểm cây cam, quýt, bưởi cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Chúng gần như kiệt sức sau khi nuôi hàng tấn trái cho thu hoạch. Đây là thời điểm cần tập trung vào cắt tỉa cành thừa, cành trong tán và rửa vườn cho sạch nấm, khuẩn, rong rêu, tàn dư thuốc BVTV vụ trước. Kết hợp quá trình siết nước, cuốc xới phơi ải phần đất xung quanh tán để giúp cây phân hóa mầm hoa và gia tăng độ pH đất.

    Sau khi khoanh cành, phởi ải đất sẽ đến lượt kích rễ, phân giải lượng phân bón hóa học tồn dư trong đất và bón phân chuồng hoai mục. Cần bón đạt 25 – 50kg/gốc tùy theo tuổi của cây.

    Chăm sóc giai đoạn trước và sau khi ra hoa:

    Giai đoạn này sử dụng phân bón lá sinh học A4 để phun vào các thời điểm:

    • Giai đoạn xử lý ra hoa, ra đọt: Phun 2 – 3 lần cách nhau 7 ngày. Giúp cây ra đọt đều đồng thời lấy sức bật cho cây tạo mầm hoa.
    • Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Phun 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày. Phun trước khi cây ra hoa 4 – 5 tuần để trợ giúp cây hình thành mầm hoa.
    • Giai đoạn ra hoa: Phun sau khi kết thúc quá trình siết nước 2 – 4 ngày giúp kích thích cây ra hoa đồng loạt. Sau 5 ngày phun nhắc lại lần 2.

    Ưu điểm của phân bón lá sinh học A4: với thành phần chủ yếu là Acid amin và khoáng chất trung, vi lượng ở dạng Nano nên giúp cây trồng hấp thu một cách dễ dàng và tối đa mà không cần phải qua quá trình trao đổi chất.

    Chăm sóc sau đậu quả:

    Sau khi đậu quả cần bón phân để nuôi quả. Trước khi bón cần phải kích rễ, gia tăng vi sinh vật phân giải để đảm bảo lượng phân bón có thể hòa tan tốt nhất giúp đất tơi xốp hơn và đặc biệt cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây nuôi trái. Tránh tình trạng phân bón dư thừa mà không thể hòa tan trong đất khiến cây thiếu chất nuôi trái. Có thể sử dụng Siêu dưỡng trái S8 để chống rụng trái non và dưỡng trái làm vỏ trái sáng, bóng, đẹp. Phun giảm rụng quá sinh lý vào thời điểm trái còn nhỏ bằng ngón tay út (khoảng 3 tuần sau khi đậu trái) và thời điểm trái có đường kính khoảng 3cm (Lưu ý: đợt rụng trái này sẽ không rụng cuống như đợt đầu).

    Chăm sóc trước thu hoạch 1 tháng:

    Đây là lượt bón phân nuôi quả cuối cùng trước khi vào vụ thu hoạch. Lượng bón như bình thường nhưng cần đặc biệt chú trọng việc kích thích bộ rễ trong giai đoạn này trước khi bón phân. Đây là giai đoạn rễ phải hoạt động hết công suất, một bộ rễ khỏe mạnh sẽ giúp cây nuôi quả tốt nhất. Giai đoạn này cần tích cực bổ sung K2O, MgO giúp tăng chất lượng quả, giúp màu sắc quả đẹp tươi hơn khi chín, gia tăng hương vị cũng như thời gian bảo quản,…

    Quản lý cỏ dại – vi sinh vật hữu ích:

    Vi sinh vật hữu ích trong đất là thứ giúp cho cây trồng kháng bệnh rất tốt. Điều này chắc chắn nếu canh tác hóa học sẽ không có, vì phân thuốc hóa học tồn dư trong đất khiến vi sinh vật không thể tồn tại. Bằng việc bón phân chuồng ủ bằng nấm trichoderma, sử dụng các sản phẩm sinh học tưới gốc sẽ giúp môi trường đất trở nên đa dạng các chủng vi sinh vật hữu ích. Các vi sinh vật này hoạt động giúp cho đất tơi xốp, phân giải hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho các loài thiên địch sống cộng sinh trong đất.

    Việc nuôi giữ cỏ cũng hết sức cần thiết. Thảm cỏ sẽ giúp giữ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi. Ngoài ra việc sử dụng máy cắt cỏ trả lại phân xanh cho đất cũng rất được khuyến khích để thay cho việc sử dụng thuốc diệt cỏ. Nếu việc này diễn ra liên tục sẽ tạo cho đất một lớp mùn hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Nên làm sạch cỏ quanh gốc trước mỗi lần bón phân để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

    Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cỏ hay bất kỳ loại thuốc hóa học nào tưới vào đất. Làm như vậy sẽ tiêu diệt hết hệ thống vi sinh vật và thiên địch trong đất. Vi sinh vật và thiên địch mất đi khiến quá trình chuyển đổi sẽ không thành công. Bà con có thể tham khảo trồng cỏ lại dại, cỏ rau trai, cỏ chua me,… các loại cỏ này trồng phủ mặt đất cho cây có múi rất tốt. Về việc quản lý và xử lý sâu bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến hệ sinh thái đất, nếu bà con chưa có kinh nghiệm có thể để lại thông tin và câu hỏi cần được giải đáp phía bên dưới để đội ngũ kỹ thuật công ty có cơ hội giúp đỡ. Cảm ơn !

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    4 nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh vàng lá thối rễ

    Vàng lá thối rễ là bệnh được gây nên bởi nấm Phytophthora và Fusarium. Các chủng nấm này xâm nhập gây thối rễ khi chúng đã xuất hiện các vết thương hở. Các vết thương này xuất phát bởi một vài nguyên nhân cụ thể. Đây gọi là các nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh vàng lá thối rễ. Các nguyên nhân này nếu không để ý và khắc phục triệt để sẽ khiến bệnh vàng lá thối rễ trở nên nặng nề hơn.

    Nguyên nhân thứ nhất:

    – Vườn thoát nước kém trong mùa mưa.

    Mực nước trong mương thoát nước quá cao khiến vườn bị ngập làm cho lỗ tế khổng no nước và yếm khí. H2O lấp đầy mặt đất làm chết vi sinh vật có lợi. Rễ cây không thể phát triển vì thiếu oxy sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí. Quá trình hô hấp hiếu khí này sẽ tiết ra các chất hữu cơ độc hại như C2H5OH, CHO-OH làm thối các đầu rễ non. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

    Khắc phục: Thoát nước trong vườn. Dùng máy bơm rút sâu mặt nước trong mương để cho đất tự động nứt ra cho oxy đi vào. Khi có oxy rễ sẽ hô hấp bình thường đồng thời mương sâu sẽ thoát nước tốt cho những trận mưa tiếp theo.

    Nguyên nhân thứ hai:

    – Do đất trồng không thích hợp.

    Thường thì đất bồi được nạo vét ở tầng đất sâu dưới lòng đất, đất chứa nhiều thành phần sét, đất nhiều phèn sẽ không thích hợp để trồng cây ăn trái… Những chất đất này đều cần qua quá trình cải tạo mới có thể trồng được. Tương tự như đất bị ngập nước. Cây trồng trên các chất đất này rễ luôn bị đè nén. Oxy cung cấp cho rễ hoạt động không đủ, rễ cũng tự động chuyển qua hô hấp hiếu khí. Các chất hữu cơ độc hại sinh ra tự giết chết rễ non, lông hút tạo điều kiện cho nấm xâm hại.

    Khắc phục:

    • Cuốc xới và phơi đất nhằm phá vỡ các kết cấu đất nén chặt để cho bộ rễ có được nhiều oxy để hô hấp.
    • Bón nhiều phân chuồng hoai mục giúp cho đất ngày càng thông thoáng giúp rễ dễ dàng phát triển hơn.
    • Trồng các loại cây có tác dụng sinh khối hữu cơ để che phủ mặt đất và tăng dinh dưỡng cho đất.
    • Sử dụng Đặc hiệu tưới gốc 3in1 bổ sung vi sinh vật cải tạo đất, kích thích rễ phát triển, phân giải các chất khó tan giúp cây trồng dễ hấp thụ.

    Nguyên nhân thứ ba:

    – Vườn thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ.

    Thường xuyên sử dụng thuốc cỏ sẽ tiêu diệt hết vi sinh vật hữu ích trong đất. Thuốc cỏ tích tụ lâu ngày sẽ ngấm dần xuống đất mặt làm thối dần bộ rễ. Lâu ngày hệ vi sinh vật trong đất bị mất cân bằng cộng với bộ rễ bị thối sẽ khiến cho nấm bệnh xâm hại rễ rất mạnh. Nhất là vào các tháng mùa mưa.

    Khắc phục: Đối với việc sử dụng thuốc cỏ thì chúng ta nên hạn chế, tốt nhất là không nên dùng. Rễ cây có múi chủ yếu nằm ở trên tầng đất mặt nên rất dễ ảnh hưởng. Nếu có thể chúng ta nên bắt đầu giữ lấy thảm cỏ trong vườn để vừa giữ ẩm cho đất vừa hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. Trước khi bón phân chỉ cần làm cỏ khu vực xung quanh tán cây là vừa đủ.

    Nguyên nhân thứ tư:

    – Lạm dụng quá mức phân hóa học, ít bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ.

    Việc lạm dụng phân bón hóa học quá mức sẽ làm cho bộ rễ cây lười phát triển và nhanh bị lão hóa. Hệ thống miễn dịch của rễ kém dần đi. Đất đai chai cứng do không bổ sung đầy đủ được phân chuồng. Chính vì vậy mà chỉ cần những tác động nhỏ thôi, do tuyến trùng hay côn trùng tác động cũng đủ làm cho rễ bị tổn thương nghiêm trọng. Nấm bệnh cũng nhờ đó mà gây hại dễ dàng hơn.

    Khắc phục: Phân hóa học có thể tiện dụng nhưng về lâu về dài nó không bền. Bà con cần tăng cường bón phân hữu cơ, nhất là phân chuồng, hạn chế phân hóa học lại. Mỗi năm phải bón được tối thiểu 25 – 30kg phân chuồng/1 gốc tùy theo độ tuổi của cây.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Ngăn chặn bệnh ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám

    Bệnh ghẻ nói chung, ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám nói riêng gây hại và tàn phá nặng nề trên cây có múi. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan và không dễ dàng kiểm soát được. Ghẻ rất dễ bùng phát thành dịch. Dịch ghẻ rất khó cứu nên cần đặc biệt chú ý đối với bệnh này. Đặc biệt nên chú ý quan sát cây khi ẩm độ trong vườn tăng cao, trời mưa xong lại nắng.

    trieu-chung-benh-ghe-tren-cay-co-mui
    Triệu chứng của bệnh ghẻ trên lá, cành và quả

    Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ghẻ:

    – Bệnh ghẻ thường xuất hiện trên cành, lá non và trái, bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Ghẻ gồm 3 nhóm: ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám, những triệu chứng cụ thể như sau:

    Biểu hiện của bệnh ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám
    Biểu hiện bệnh ghẻ gây hại trên trái cây có múi

    – Ghẻ loét: Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm bệnh màu vàng sáng nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt (quanh vết bệnh có viền màu vàng sáng).

    – Ghẻ lõm: Đầu tiên vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lớn dần (viền màu nâu), bên trong vết bệnh có màu trắng xám (đôi khi có những chấm nhỏ màu đen). Trên trái vết bệnh màu nâu (viền nâu đậm), nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình dị dạng.

    – Ghẻ nhám: Bệnh nhiễm rất sớm ở cành non, lá non và quả non. Vết bệnh ban đầu tròn, nhỏ (màu xanh nhạt), sau đó vết bệnh nhô lên (trên đỉnh có màu nâu nhạt).

    Cách kiểm soát bệnh ghẻ:

    Đối với ghẻ cần phải kiểm soát ngay tránh để bệnh lây lan trên diện rộng. Chúng thường xuất hiện sau đó lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo có mưa, ẩm độ tăng cao. Bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như mẫu mã của trái gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Bệnh bùng phát thành dịch không thể chữa mà chỉ có thể ngăn chặn nếu phát hiện từ sớm. Bệnh sẽ khô vết và nấm khuẩn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn nhờ chế phẩm sinh học. Chế phẩm được nghiên cứu bởi chủ tịch hiệp hội vi sinh Đông Nam Á GSTS.Kasem Soytong, người có 20 năm kinh nghiệm về nghiên cứu nấm Chaetomium.

    Với nấm Chaetomium kết hợp với đồng nano, bộ đôi sản phẩm ELICITOR + SIÊU ĐỒNG có tác dụng:

    • Diệt khuẩn bằng siêu đồng, diệt nấm bằng elicitor, phòng chống lây lan bệnh ghẻ hiệu quả 100%.
    • Làm dừng và khô vết bệnh chỉ sau đúng một ngày sau phun.
    • Gia tăng hệ thống miễn dịch cho cây trồng ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phát.

    Đối với ghẻ cần phun định kỳ để phòng bệnh hơn là chữa. Phun phòng trước những đợt mưa nhiều giúp cây miễn dịch tốt hơn, giúp phòng chống được nguy cơ tái phát lại ở vết thương cũ. Tốt nhất nên phun phòng định kỳ 1 tháng/lần.

    Nơi tiếp nhận thông tin tư vấn kỹ thuật:

    Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

    Kết quả sau 2 lần phun:

    Kết quả của bệnh sau 2 lần phun, vết bệnh khô và dừng lây lan

    Chú ý: Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm chỉ cần click vào tên của sản phẩm.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Lợi ích khi trồng cỏ rau trai trong vườn cây có múi

    Cỏ rau trai hay còn gọi là cỏ thài lài. Chúng phát triển rất nhanh trên đất trồng cạn (nhất là ở những chỗ đất ẩm ướt hoặc vào mùa mưa). Chúng thường mọc trong các vườn cây ăn trái, bờ mương, bờ ao,… Từ trước đến nay bà con thường tìm cách để diệt trừ vì sợ chúng sẽ lấn át cạnh tranh dinh dưỡng cây trồng. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều nhà vườn trồng cây ăn quả đã chủ động trồng loại cỏ này vì những lợi ích mà nó mang lại. Nhất là các vườn cây có múi. Cùng tìm hiểu về loại cây này:

    lợi ích của cỏ trong vườn cây cam, quýt, bưởi

    Ngoài cải tạo đất cỏ rau trai còn giữ ẩm cho đất vào mùa khô, mùa mưa chống xói mòn rất hiệu quả

    Lợi ích của cỏ rau trai:

    – Cỏ rau trai có tác dụng giữ ẩm cho vườn trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa. Cung cấp thêm chất mùn cho vườn để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp hơn.

    – Cỏ rau trai chống ngập úng nếu gặp mưa nhiều. Chúng hút nước trực tiếp từ đất vườn để sinh sống, góp phần giảm bớt lượng nước trong đất vườn. Giảm bớt sự úng nước cho rễ cây cam quýt.

    – Thảm cỏ rau trai còn là nơi “cư trú” và sinh sống của nhiều loại côn trùng có ích. Giúp nhà vườn tiêu diệt sâu hại cho vườn cây.

    – Theo chia sẽ của một số bà con. Nếu vườn có trồng cỏ rau trai thì cam quýt phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn và tuổi thọ của cây cũng kéo dài hơn. Đất ít bị chai hơn so với vườn không trồng.

    Cây cỏ rau trai trị viêm họng

    Ngoài tác dụng rất tốt với đất trồng thì cỏ rau trai còn là một cây dược liệu chữa bệnh rất tốt

    Cách trồng cỏ rau trai:

    Loài cỏ này mọc rất phổ biến ở miệt vườn. Khả năng phát triển rất nhanh nên chỉ cần chịu khó tìm kiếm thu gom cỏ mọc hoang dại, nằm rải rác ở những chỗ khác đem về “ươm trồng” trong vườn nhà mình không lâu sau chúng sẽ phủ kín vườn, kín đất.

    – Cách trồng: cắt cây giống thành đoạn hom dài khoảng 20 cm rồi rải đều trên mặt vườn. Tưới nước đủ ẩm thường xuyên. Sau một thời gian những đoạn hom cỏ giống này sẽ mọc rễ, ra tược mới và phát triển rất nhanh.

    – Cỏ phát triển rất nhanh. Nhất là vào mùa mưa hoặc giai đoạn cây có múi cần được tưới nước giữ ẩm. Khi nào thấy cỏ mọc dài thì cắt phần ngọn (chỉ để lại gốc dài khoảng10 cm) phục vụ cho chăn nuôi hoặc chất đống cho cỏ chết làm phân bón cho vườn. Hạn chế sự canh tranh với cây cam quýt.