Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh tuyến trùng bướu rễ gây hại trên cây Ổi

Tuyến trùng là một bệnh hết sức nguy hại, chúng tấn công gây hại trực tiếp vào rễ gây thối rễ, ký sinh trong tế bào rễ (làm tổ trong rễ) làm rễ nổi u sần sùi, rễ tơ không phát triển được. Từ đó cây không hút được đủ nước và dinh dưỡng, lâu ngày cây sẽ chết.

bệnh tuyến trùng biếu rễ trên cây ổi

Tuyến trùng trên rễ ổi cũng giống như trên cây trồng khác. Mà hiện nay rất nhiều nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây họ chưa hề để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.

1. Nguyên nhân:

– Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở ĐBSCL, loài tuyến trùng này đang ngày càng trở nên phổ biến và gây hại trầm trọng trên các vườn ổi xen canh hoặc chuyên canh.

– Tuyến trùng là một tác nhân mở đường cho sự xâm nhập của nấm gây hại gây ra nguyên nhân thối rễ do nấm.

2. Triệu chứng:

– Cây ổi bị nhiễm tuyến trùng bướu rễ sinh trưởng kém, lá nhỏ, bị nâu tím ở hai bên rìa lá.

– Quan sát bộ rễ sẽ dễ dàng thấy trên hệ thống rễ xuất hiện những nốt u bướu, lâu ngày những khối u bướu sẽ bắt đầu thối rữa. Bệnh nặng các rễ bị bướu bị thối gần hết nên có thể nắm và nhổ cây lên dễ dàng.

oi-bi-tuyen-trung
Tuyến trùng tạo u bướu trên rễ ổi

3. Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh: Sử dụng 500ml CNX-CN + 500ml Wao-Neem pha với 400 lít nước.

Chữa bệnh: Sử dụng 500ml CNX-CN + 500ml Wao-Neem pha với 200 lít nước.

– Sử dụng thuốc đã pha tưới gốc cho cây ổi, mỗi cây 5 – 7 lít nước.

LƯU Ý:

– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng khi chưa được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

Hướng dẫn ủ phân chuồng, phân xanh bằng nấm Trichoderma

– Click vào tên sản phẩm để đặt mua sản phẩm

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi

Không chỉ ngon, đạt hiệu quả kinh tế cao mà ổi còn có rất nhiều công dụng như chữa bệnh và làm đẹp. Cây ổi khỏe mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hoạch chỉ sau 2 năm đối với trồng cây ghép gốc. Sau đây là kỹ thuật trồng ổi bà con có thể tham khảo:

ky-thuat-trong-cay-oi (1)
Nắm vững kỷ thuật trồng ổi cho vựa mùa bội thu!

Đặc tính cây Ổi

– Ánh sáng : Ổi là loài ưu ánh sáng, nhiều nắng cây sẽ sai quả.

– Nhiệt độ : Cây ổi là cây chịu được nhiệt độ cao.

– Độ ẩm : Là cây ưa độ ẩm.

 

1. Chọn giống:

Các giống ổi được trồng chủ yếu là: Ổi Thái Lan, ổi xù (Bo xù), ổi Bo (Bo tròn, Bo cao thành)…

– Giống và gốc ghép có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất tại các cơ sở được nhà nước cấp phép.

– Số lượng cây giống cho 1 sào bắc bộ là 50-54 cây.

 

2. Đất trồng:

– Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm. Đất phù sa đặc biệt tốt cho cây ổi phát triển.

– Đào hố trồng: 50x50x50cm

– Bón lót trước khi trồng mỗi gốc 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA + 0,5-1kg Supe Lân + 0,1kg Kali trộn đều với lớp đất mặt.

– Đào hố bón lót phân trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

 

3. Cách trồng:

– Tạo một lỗ nhỏ giữa hố đào, xé túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố. Đặt bầu cây giống vào sao cho rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm. Lấp đất lại và dùng tay nén chặt xung quanh gốc.

– Ủ gốc giữ ấm cho cây trồng bằng rơm rạ hoặc bèo tây…

Thời vụ trồng:

– Ở miền Bắc cây ổi chủ yếu được trồng vào vụ hè ( từ tháng 3-5 ), vụ hè thu ( tháng 8-10 ).

– Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5-6 ).

– Mật độ trồng: hàng cách hàng 2,5 – 3m , cây cách cây 2,5 – 3m. Tương đương 1.400 – 1.500cây/ha.

Bón phân:

– Sau khi trồng 1 tháng bón nhử (1 gốc 0,2-0,3kg NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13). Sau đó bón định kỳ 1 tháng 1 lần 0,1-0,2kg/cây NPK 16-16-8 cho đến khi cây cho quả bói.

Phương pháp bón phân:

Hòa phân vào nước tưới xung quanh gốc. Lượng phân, thời điểm bón tùy vào giống ổi sẽ khác nhau. Năng suất lượng quả tăng lên thì lượng phân tăng lên tương ứng.

– Giai đoạn ổi cho quả năm thứ nhất (cuối tháng 4) sau khi cắt tỉa cành cần bón thúc cho cây ra lộc, ra hoa.

Lượng phân: 50kg Supe Lân + 10kg Đạm Ure + 5kg Kali/sào.

– Giai đoạn ra hoa, đậu quả (tháng 5 đến tháng 12) . Định kỳ 2 tháng bón phân 1 lần nuôi quả.

Lượng phân: 5kg NPK/sào.

4. Chăm sóc:

– Cần đặc biệt tưới nước đầy đủ cho cây thời kỳ ra hoa, thời kỳ cây mang trái.

– Cây ổi không ưu nước. Tuyệt đối không để ngập úng, khi gặp mưa lớn phải tháo nước kịp thời.

– Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan dịch bệnh.

– Khi quả có đường kính 2-2,5cm cần tiến hành bao trái để phòng sâu bệnh .

ky-thuat-trong-cay-oi (3)
Tuy gốc còn ít tuổi nhưng cành cây quả luôn sai quả!
ky-thuat-trong-cay-oi (2)
Giai đoạn thích nhất là giai đoạn thu hoạch quả ổi!

5. Thu hoạch:

– Cách ly thuốc BVTV và kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 10-15 ngày

– Thu hoạch tốt nhất là thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối

– Thu hoạch lúc Ổi đạt độ chín sinh lý để bảo quản được lâu và chất lượng quả tốt hơn

– Dụng cụ thu hoạch như dao, kéo phải sắc, bén và được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng

– Quả sau khi cắt phân loại sơ bộ vận chuyển về nhà đóng gói càng sớm càng tốt

– Sản phẩm sau thì hoạch hạn chế tiếp xúc với đất, hạn chế để qua đêm

 

Bài biết liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Tăng tỉ lệ đậu trái và giảm rụng quả non trên cây có múi

Đăng bởi Để lại phản hồi

Các loại sâu bệnh hại cây Ổi

Ổi được đánh giá là cây phát triển nhanh và mạnh. Cây có bộ rễ cọc phát triển bám sâu vào đất. Thân cây nhẵn nhụi và khá cứng nên ít bị sâu đục thân. Tuy là giống cây khỏe mạnh nhưng ổi vẫn mắc một số sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng khá lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả.

Bây giờ hãy cùng Công Nghệ Xanh điểm qua các loại sâu bệnh hại cây Ổi và cách phòng tránh nhé.

* Bênh Tuyến trùng hại rễ ổi 

1. Rầy mềm (Aphis spp.) .

Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.

Cách phòng trị: Sử dụng CNX-RS pha với 50 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá.

2. Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng.

Đeo trên thân, dọc theo gân chính ở mặt d­ới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.

Cách phòng trị: Dùng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS + Phân bón lá sinh học A4 tạo chất kết dính, tăng 30% quang hợp, tăng chất lượng, tạo trái bóng đẹp.

cac-loai-sau-benh-hai-cay-oi (4)
Quả ổi chính không đều một phần là do ảnh hưởng của sâu bọ!

3. Ruồi đục trái (Dacus dorsalis).

Thành trùng đẻ trứng bên trong trái, trứng nở thành giò ăn phá thịt trái và làm thối trái. Thành trùng dễ bị quyến rũ bởi chất chua ngọt nên có thể bẫy bắt bằng bã mồi. Thường xuất hiện trên ổi trong mùa mư­a.

Cách phòng trị: Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận.

– Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.

4. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis).

Sâu non ăn lá và ăn vào trái nơi đài hoa, đục phá làm rụng trái.

Cách phòng trị:

– Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu.

– Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS.

– Có thể dùng nylon bao ngoài trái (lớp trong là giấy báo) sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái, trái có màu sắc đẹp hơn.

cac-loai-sau-benh-hai-cay-oi (3)
Sâu đục vào quả ổi làm ổi bị thối!

5. Bọ xít hại trái (Helopeltis bakeri và H. collari).

Cả hai loài đều có màu vàng hơi nâu và kích thước gần giống nhau. Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và trái non làm chết cành và rụng trái.

Cách phòng trị: Phun CNX-RS giống­ sâu đục trái.

6. Sâu đục cành (Zeuzera coffeae).

Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.

Cách phòng trị: Tiêm CNX-RS vào lỗ đục.

cac-loai-sau-benh-hai-cay-oi (2)

7. Bệnh thán th­ư (anthracnose, do Gloesporium psidii và Glomerella psidii).

Nguyên nhân và triệu chứng:

– Bệnh do nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái.

– Triệu chứng bệnh thay đổi tùy điều kiện môi trường.

Triệu chứng trên trái thường dễ gặp, nhất là vào mùa mư­a. Bệnh làm thành những chấm nhỏ, màu hồng trên trái ch­a chín, mầm bệnh tồn tại ở trạng thái ngủ suốt trong thời gian trái phát triển và bắt đầu lan rộng thành những đốm tròn, màu nâu đen khi trái chín, trung tâm vết bệnh còn nổi rõ những hạch cứng, trái bệnh nhỏ, cứng, khô và dễ rụng.

Triệu chứng chết đọt cũng thường xảy ra. Chồi và lá non có thể bị nấm tấn công, chồi ngọn trở nên hơi tím, sau đó thành nâu đen, khô giòn và dễ gãy.

Cách phòng trị: Phun hoạt chất sinh học đặc trị nấm ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG để rửa sạch vết bênh.

8. Bệnh đốm lá.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Cercospora psidii gây ra. Nấm gây những đốm bệnh tròn, tâm màu nâu nhạt, chung quanh màu nâu đậm. Bệnh làm giảm diện tích lá xanh và làm rụng lá.

Cách phòng trị: Phun ELICITOR 250 + Phân bón lá sinh học A4

9. Bệnh đốm rong.

Nguyên nhân:

– Bệnh do rong Cephaleuros mycoides hay C. virescens phát triển và gây bệnh trên lá, trên trái vào mùa có ẩm độ cao.

– Các đốm rong thường nhỏ hơn đốm do nấm Cercospora gây ra và có màu từ xanh đậm đến nâu hay đen.

– Phân tích lá bệnh thấy lượng đường glucose và sucrose giảm trong khi hàm lượng đường fructose tăng. Ngoài ra lượng tinh bột, cellulose và pectin trong tế bào lá bệnh cũng cao hơn. Rong gây ra sự giảm hàm lượng protein, acid amin và đạm amid trong lá ổi trong khi đó lượng đạm nitrat gia tăng. Như­ vậy rong phân giải các chất dinh dưỡng trong tế bào lá.

Cách phòng trị:

– Quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Phun thuốc gốc đồng CNX-SIÊU ĐỒNG + ELICITOR 250 cho cây đã bị bệnh.

– Cắt tỉa cành tạo điều kiện thoáng khí cũng giảm được bệnh.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật bón phân cho cây ổi

Cây ổi không kén đất, nên trồng được ở nhiều nơi. Tuy nhiên rất kỵ với các loại phân hóa học. Nhất là đạm vì gây tốt lá xấu hoa và hấp dẫn dịch hại.

ky-thuat-bon-phan-cho-oi (2)
Bón phân cho ổi là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất đậu quả!

– Nếu thiếu phân hữu cơ, có thể bổ sung NPK, phân gà viên nén, trung vi lượng để nâng cao năng suất và phẩm chất.

Bón phân giai đoạn kiến thiết:

Đây là giai đoạn giúp bà con đẩy nhanh quá trình phát triển toàn diện cho cây ổi với lượng phân bón như sau:

Phân hữu cơ: Cứ mỗi cây sẽ bón 30 – 50kg phân chuồng hoai mục. Dùng thêm đạm cá, bột đậu tương để tưới thường xuyên vào những cây có nụ khoảng 2-3 tuần/lần.

Tham khảo kỹ thuật xử lý phân chuồng đạt hiệu quả sử dụng tối đa tại đây

Năm thứ 1:

– Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 100-200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g K2SO4. Có thể thay thế NPK bằng 2kg phân gà viên nén.

– Phân được hoà vào nước để tưới vào gốc cây. Tưới 4-6 lần trong một năm, bắt đầu từ sau khi trồng 15-30 ngày.

ky-thuat-bon-phan-cho-oi (1)
Nông dân vui mừng vì bón phân đúng cách ổi cho năng suất cao!

Bón phân giai đoạn kinh doanh:

Năm thứ 2:

Lượng phân bón cho một gốc: 200-300g phân NPK(16:16:8), 100g urê, 100g KCL. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm. Có thể thay thế NPK bằng 3kg phân gà

Năm thứ 3:

– Khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần.

– Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK(16:16:8) hoặc 3kg phân gà

– Bón nuôi quả:1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.

– Lượng bón cho một cây : 100-200g NPK(16:16:8), 100g urê, 100g K2SO4, 10-20kg phân hữu cơ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật bao trái ổi đơn giản, hiệu quả cao

Thăm trang trại trồng ổi lê Đài Loan của gia đình anh Trần Tiến Hưng và chị Nguyễn Thị Huệ ở tổ 7, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, TP. Hà Nội, Cận tôi ghi nhận một kinh nghiệm hay trong việc tận dụng các loại bao bì bảo quản hoa quả đã qua sử dụng để làm vật liệu bao trái cho ổi nhằm chống lại ruồi vàng đục quả, sâu bệnh hại quả ổi rất hiệu quả. Xin mách nước cho bà con:

ky-thuat-bao-trai-oi-don-gian (3)
Bao trái ổi sẽ chống được sâu bệnh và giúp ổi chín đều!

Theo anh Hưng thì ổi hay bị các loài sâu ăn lá, râu róm, các loại rệp hại cành, hại chồi non và hại quả. Khi ổi chín thường bị các loại ngài chích hút, các loài ruồi đục quả gây hại làm rụng hàng loạt dễ gây thất thu lớn. Vì là giống ổi thu quả liên tục nhiều lứa nên không thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học.

Trong những trường hợp hạn hữu như mật độ nhiều, sức gây hại lớn trong một thời gian ngắn thì gia đình anh chỉ sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, vi sinh để phun trừ hoặc sử dụng các loại bẫy Pheromone của viện BVTV để diệt ruồi vàng, hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm tránh ngộ độc cho người sử dụng và đảm bảo tiêu chuẩn quả sạch cho nguyên liệu chế biến.

Ngoài ra, kinh nghiệm của trang trại Hưng-Huệ là sử dụng kỹ thuật bao trái ngay từ khi quả ổi còn nhỏ để bảo vệ cho quả sạch, ngoại hình đẹp, không bị sâu bệnh tấn công, quả lớn nhanh, khách hàng ưa chuộng nên bán được giá cao. Túi bao trái có thể sử dụng túi nilon trắng kết hợp tận dụng các túi lưới xốp đã sử dụng để bảo quản rau quả khác nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo an toàn cho quả.

ky-thuat-bao-trai-oi-don-gian (1)
Nông dân đang tiến hành bao trái ổi!

Cách làm như sau: Sau khi ổi đã đậu quả được khoảng 2 tuần (quả lớn cỡ ngón tay cái) thì sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh như đã nói ở trên phun xịt qua một lần, chờ 3-4 ngày sau thì tiến hành bao trái. Chú ý phun kỹ trên bề mặt vỏ quả, các chùm quả. Dùng túi nilon, lưới xốp, túi làm bằng vỏ bao xi măng, giấy họa báo v.v… để bao trái, bằng cách luồn túi vào từng quả (với túi nhỏ cỡ 8 x 10cm) hoặc cả chùm (với túi lớn cỡ 15 x 20cm) rồi dùng dây buộc túm miệng túi lại. Phía dưới đáy túi nhớ đục một vài lỗ để không bị đọng nước gây thối quả.

Bằng cách làm này, theo anh Hưng thì chi phí cho công đoạn bao trái chỉ tốn khoảng 500 đồng/kg quả khi thu hoạch mà thực tế đã tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc, công phun, đặc biệt là tăng được sản lượng khoảng 20-25% so với không bao trái (nhờ quả ít bị rụng), chất lượng, mã quả đẹp, giá bán cao hơn nên mức lợi nhuận thực tế cũng cao hơn nhiều so với cách làm cũ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật nhân giống ổi không hạt

Hỏi: Vừa qua, nhân ghé thăm người đồng đội cũ ở Đồng Tháp, tôi thấy trên vườn nhà anh có một cây ổi trái không có hạt, ăn rất ngon (anh nói là giống ổi Phugi). Tôi định xin giống ổi này về trồng tại vườn của nhà mình, nhưng cả hai chúng tôi đều loay hoay không biết phải làm sao, vì chúng không có hạt làm sao có cây con? Xin quý báo cho biết đặc điểm của giống và hướng dẫn cách để nhân giống loại ổi không hạt này? Vũ Đình Hải, Thủ Thừa (Long An)

ky-thuat-nhan-giong-oi-khong-co-hat (3)
Kỷ thuật nhân giống ổi không hạt cho năng suất cao!

Trả lời: Cách nay khoảng 6-7 năm, một công ty giống cây trồng ở phía Nam đã nhập nội một giống ổi mới, trái không có hạt tên là ổi Phugi. Ổi Phugi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Sau khi trồng khoảng 6 tháng là cây ra hoa, sau đó có thể ra hoa liên tục quanh năm, nếu chăm sóc (bấm đọt, bón phân, tưới nước…) tốt. Cũng giống như những giống ổi xá lị của nước ta, muốn cây cho nhiều trái ngoài việc chăm sóc tốt thì phải tiến hành bấm đọt cho cây. Dấu hiệu để nhận biết thời điểm bấm đọt là khi màu của nhánh non chuyển từ màu xanh sang màu cà phê. Một tháng sau khi bấm đọt, nhánh này sẽ ra hoa màu trắng. Tỉ lệ đậu trái của ổi Phugi khoảng 50-60%. Thời gian từ khi có trái đến lúc thu hoạch khoảng 4 tháng (ngắn hơn ổi xá lị có hạt của ta khoảng 20 ngày).

Đúng như tên gọi, giống ổi này không có hạt. Kiểu dạng quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, có vị chua. Hàm lượng vitamin C cao (hơn ổi xá lị Việt Nam, xá lị Thái Lan, và ổi ruột đỏ của ta).

Do đặc ruột nên tỷ lệ sử dụng khá cao (đạt trên 98%, trong khi các giống ổi truyền thống của ta tỷ lệ này thường chỉ đạt 60-70%). Trái lớn, có trái nặng tới 800 gram (đa số khoảng 400-500gram). Đã thế giá bán trái lại cao hơn ổi xá lị, nên đang được nhà vườn ưa chuộng. Một cây ổi Phugi có thể cho năng suất khoảng 10kg trái/cây (năm đầu), 20kg trái/cây (năm thứ 2) và trên 25kg trái/cây (năm thứ 3).

ky-thuat-nhan-giong-oi-khong-co-hat (2)
Quả ổi chín đều, ít sâu bệnh!

Ngày nay người ta ít nhân giống ổi bằng hạt, mà chủ yếu bằng cách chiết cành. Bạn nên thực hiện cách này, cây ổi sẽ rất nhanh cho trái mà lại vẫn giữ được đặc tính quý của cây mẹ. Cách làm cụ thể như sau:

Trên cây mẹ bạn chọn những nhánh lớn cỡ ngón tay út của người lớn (là vừa), dùng dao sắc khoanh khắc hai vòng cách nhau khoảng 2 cm, bóc khoanh vỏ nằm giữa hai vòng khấc này, để vài ngày cho khô nhựa chỗ khoanh vỏ rồi dùng vật liệu bó bầu lại. Vật liệu để bó bầu bạn có thể dùng cám xơ dừa hoặc dùng đất mùn mặt trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục theo tỷ lệ 1:1 (tỷ lệ này không cần phải thật chính xác), sau đó phun nước cho vật liệu vừa đủ ẩm rồi đem bó bầu (muốn biết vật liệu đã đủ ẩm chưa, bạn nắm chặt trong tay một nắm vật liệu, nếu thấy nước rịn ra kẽ của các ngón tay là vừa đủ ẩm).

Sau khi đã chuẩn bị xong vật liệu bạn dùng bao nilon mầu trắng bó bầu lại, trước khi bó bầu dùng thuốc kích thích ra rễ (có bán ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc cửa hàng bán giống cây ăn trái) bôi lên vết khấc phía trên. Bầu bó lớn cỡ nắm tay là vừa.

Sau khi bó một thời gian, rễ sẽ mọc ra trong bầu (có thể nhìn thấy qua lớp nilon mầu trắng). Khi nào thấy rễ chuyển từ mầu trắng sang mầu vàng nâu là có thể cắt hạ bầu xếp vào chỗ mát, chăm sóc phun tưới nước hàng ngày để cây giống không bị khô héo. Chờ cho cây giống mọc thêm rễ rồi đem đi trồng. Trước khi trồng nhớ cắt tỉa bớt cành lá để giảm bớt sự thoát hơi nước trên lá, cây giống sẽ không bị héo. Khi cây giống ra đọt non, lá non, bạn cần thường xuyên kiểm tra rệp sáp (là đối tượng thường gây hại nặng vào lúc này) để phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời.