Đăng bởi Để lại phản hồi

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cây bị vàng lá

Hiện tượng cây bị vàng lá là dấu hiệu chứng tỏ cây trồng đang có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây bị vàng lá. Có thể do nấm bệnh, tuyến trùng, do bị mất cân đối dinh dưỡng, vi khuẩn gây hại … 

Cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi, sầu riêng.

Vàng lá là một cách cây trồng phản ứng với các điều kiện bất lợi. Nó giống như việc mình bị sổ mũi khi gặp thời tiết lạnh vậy. Khi thấy cây bị vàng lá nghĩa là chúng muốn nói với bạn rằng “tôi đang bị bệnh, hãy giúp tôi”. Để có biện pháp tác động phù hợp, trước tiên phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá.

Có 5 nguyên nhân chính khiến cho cây trồng đang xanh bị vàng lá.

1. Cây bị bệnh vàng lá do thối rễ (vàng lá thối rễ)

Vàng lá thối rễ là bệnh khá nguy hiểm. Bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Đất bị oi nước, chai cứng, nén chặt là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối rễ và sau đó là vàng lá.

Vào mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa là thời điểm nấm bệnh hại bùng phát mạnh. Nghiêm trọng nhất là vấn đề “Vàng lá thối rễ trên cây đang nuôi trái”. Bệnh khiến cho cây rụng quả, quả chậm lớn, thậm chí những vườn bệnh nặng phải chặt bỏ, làm thiệt hại đến kinh tế cũng như công sức của nhà vườn.

Phytophthora, Fusarium là tác nhân chính gây ra bệnh Vàng Lá thối rễ. Đây là các loại nấm thủy sinh nên sinh sản và phát tán rất mạnh trong môi trường ẩm ướt.

Cây bị vàng lá thối rễ rất dễ nhận biết. Bệnh sẽ khiến các đọt non bị biến màu vàng nhạt sau đó lan rộng dần theo thời gian. Khi mới phát bệnh, đọt non mới ra của cây sẽ có màu vàng nhạt sau đó bắt đầu vàng hẳn từ lúc lá bánh tẻ cho đến lá già rồi rụng. Cây bị bệnh nằm rải rác khắp vườn. Lá vàng theo từng cành sau đó lan rộng ra cả cây. Lá trên cây bị vàng cả phiến lá và gân lá do thiếu hụt cả nước và dinh dưỡng.

[add_to_cart id=”25842″ style = “border: 1px solid #ccc; padding: 10px;” class=”custom-buy-now”]

2Cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Cây trồng phát triển tốt cần có sự tổng hợp đầy của các chất dinh dưỡng (đa, trung và vi lượng). Tình trạng cây thiếu dinh dưỡng thể hiện rõ nhất qua lá. Khi thiếu dinh dưỡng lá cây sẽ bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.

3. Cây bị vàng lá do ngộ độc

Việc thiếu dinh dưỡng sẽ khiến cây phát triển kém nhưng thừa dinh dưỡng còn nguy hiểm hơn. Dư thừa bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong đất cũng có thể gây độc cho cây. Tình trạng ngộ độc sẽ khiến cho cây vàng lá, cháy lá và bắt đầu hút các chất dinh dưỡng khác kém hơn.

Biểu hiện cây bị ngộ độc

4. Vàng lá gân xanh do vi khuẩn

Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn (Liberobacter asiaticum) sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Vi khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là tác nhân lan truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra bệnh còn lây lan qua mắt ghép.

Cây bị bệnh phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ. Khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh (người ta thường gọi vàng lá gân xanh).

>>Phòng bệnh vàng lá gân xanh (Greening), trên cây cam, quýt, bưởi

5. Vàng lá thối rễ do tuyến trùng gây hại

Tuyến trùng gây hại sẽ làm tắc mạch dẫn của rễ, cản trở sự hút nước và dinh dưỡng khiến lá bị vàng và héo úa. Các vết thương từ tuyến trùng tạo ra sẽ mở đường cho nấm hại xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

Biểu hiện rễ bị tuyến trùng gây hại

Vàng lá thối rễ do cả nấm và tuyến trùng gây hại sẽ làm vàng cả lá già, lá bánh tẻ và lá ngọn tùy theo vị trí cắn phá của tuyến trùng dưới rễ. Cây bị vàng lá do tuyến trùng gây hại cũng xuất hiện rải rác trong vườn nên khi có biểu hiện nghi ngờ cần xác định rõ trước khi xử lý bệnh để tránh tình trạng sai bệnh, sai thuốc.

👉Xem ngay: Bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ do nấm, tuyến trùng!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

Đu đủ là loại quả bổ dưỡng, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó, có thể dễ dàng áp dụng cải thiện thu nhập gia đình.

Kkyx thuật trồng cây đu đủ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

1. Chọn giống:

– Đu đủ trồng bằng hạt nên rất dễ dàng và tiện lợi.

– Chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước. Chọn hạt đen và chìm rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo.

– Trước khi gieo lấy hạt ngâm trong nước 40-60 phút hoặc có thể pha thêm 5ml Phân bón lá sinh học A4 (tăng tỉ lệ nảy mầm). Để hạt trong nhiệt độ 32-35 độ C cho đến khi nứt nanh mới đem gieo để cây mọc nhanh và đều.

Một số giống đu đủ bà con có thể tham khảo:

– Giống Hồng Kông da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

– Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%.

– Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

– Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g

– Giống Hồng Phi 786: Phát triển rất khỏe, có trái sớm. Tỷ lệ đậu trái cao (một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên), sản lượng rất cao. Trái lớn từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

Đu đủ thái lan quả lớn
cây đu đủ giống thái lan quả lớn và rai quả

2. Làm đất:

– Cày sâu, lên luống cao 40 – 50cm so với mặt rãnh. Khoảng cách giữa các luống 2 – 2,5m. Mặt luống rộng 1,5 – 2m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên).

– Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.

– Đào hố trồng 60x60x30, ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây

Lưu ý: trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ

– Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng. (Tham khảo TRICODERMA ủ phân chuồng, phân xanh giúp rút ngắn thời gian ủ, đồng thời tiêu diệt nấm bệnh hại cây trồng có trong phân).

3. Kỹ thuật trồng:

– Cây đu đủ không chịu được phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém. Cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt.

– Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng. Chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.

– Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu). Vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão. Khi cây lớn nới dần dây buộc ra.

– Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.

4. Bón phân:

Đu đủ có quả quanh năm. Vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali.

Lượng phân bón cho một cây:

– Năm thứ 1: phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg super lân + 0,2-0,3kg kali sulfat

– Năm thứ 2: phân chuồng hoai mục 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg super lân + 0,3-0,4kg kali sulfat

Các thời kỳ bón cho cây:

– sau trồng 1,5-2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm.

– Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali.

– Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7-8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.

– Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây (có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần). Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.

– Ngoài ra bà con cần chú ý phun định kỳ Phân Bón Lá A4 để tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng…

5. Sâu Bệnh:

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:

– Bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá (cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng) Phòng trị bằng cách phun ELICITOR + SIÊU ĐỒNG

– Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus hiện chưa có thuốc chữa trị. Cây bị bệnh nên nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.

– Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc. Sử dụng ELICITOR+ SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước để phòng trừ

– Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng 100gr CNX-RS pha 50 lít nước phun cho cây bệnh.
Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc.

Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

– Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió
– Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.
– Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng Trị bệnh đốm nâu trên Thanh Long

1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh.

– Nguyên nhân : do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử nấm nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử. Gây hại trên cả thân, cành và quả

2. Triệu chứng.

Trên cành : ban đầu có vết lỏm màu trắng (một số thường gọi là bệnh đốm trắng), sau đó thành những đốm tròn nâu như mắt cua. Bệnh phát triển mạnh làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Trên quả : tương tự trên cành bệnh làm quả sân sùi và thối từng mảng. Bệnh nặng gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

3. Phương thức lây lan.

– Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao.

– Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng.

– Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.

– Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số loài sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).

4. Biện pháp phòng trừ.

Kỹ thuât canh tác:

– Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1-2 tấn/ha

– Làm sạch cỏ, cắt tỉa không để vườn quá rậm rạp nhằm ngăn ngừa nấm phát triển

– Cắt bỏ thu gom những cành, quả bị bệnh xử lý bằng chế phẩm sinh học (không được bỏ cành, quả bệnh xuống nguồn nước hay vứt tại vườn)

– Không vận chuyển cành, lá bị bệnh sang khu vực khác

– Cắt bỏ những cành non ra trong mùa mưa, cắt tỉa cành già hợp lý tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh

– Không tưới nước vào tán cây vào mùa mưa, không tưới vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại.

– Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Hạn chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh

– Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục, bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.

Chọn Giống:

– Sử dụng giống sạch bệnh để trồng, tuyệt đối không dùng cành bị bệnh để trồng

– Không sản xuất giống ở khu vực thanh long đã nhiễm bệnh

Biện pháp sinh học:

– Sử dụng chế phẩm sinh học TRICODERMA trộn với phân hữu cơ bón vào đất để tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất. 1kg Tricoderma có thể trộn với 2-3 tấn phân chuồng, phân hữu cơ

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Cần thăm vườn thường xuyên, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm bệnh để xử lý kịp thời

– Sử dụng ELICITOR 250 kết hợp với SIÊU ĐỒNG để phun phòng trừ bệnh. Liều lượng 2 sản phẩm trên pha 400 lit nước cho phòng bệnh và 200 lít nước cho chữa bệnh.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây Phật Thủ

Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam cây phật thủ được trồng khá phổ biến, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên được người dân ưa chuộng và nhân trồng rộng rãi.

Quy trình trồng cây phật thủ

1. Mô tả giống:

Tên: Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis. Là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật nên đc đặt là cây phật thủ.

Giá trị kinh tế: Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Gần đây loại quả này thường được người Việt bày trên mâm ngũ quả. Nhờ vậy giá bán phật thủ lên cao, đem lại giá trị kinh tế lớn cho những vùng trồng loài cây này.

Đặc điểm: là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 – 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ

Thời vụ trồng:

Phật thủ có thể trồng quanh năm. 2 vụ chính là đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10.

Mật độ trồng:

– Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m.

– Đào hố 0,6×0,6×0,6m.

– Đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8-1m.

– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.

Đất trồng:

Trộn 1kg vôi bột + 10 -15kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) + 1kg Super lân.

Cách trồng:

Đào hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

Phân bón:

a. Bón lót

– Trước khi trồng bón lót phân chuồng + phân hữu cơ hoai mục ( khoảng 20 kg/hố trồng ).

– Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng.

– Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Những tuần đầu có thể tưới từ 2-3 lần/ ngày. Sau đó cứ 1 tuần đến 10 ngày tưới 1 lần

– Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

b. Bón thúc

– Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần.

– Có thể bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng để bổ sung lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng cho cây

– Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây.

– Bón thúc từ năm thứ 2 là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

Chống rét:

– Phật thủ chịu rét kém, nhiệt độ thích hợp là 22–26 độC.

– Tưới nước nên căn cứ theo mùa, khi nhiệt độ thấp 3-4 ngày tưới một lần. Mùa hè nhiệt độ cao ngày tưới 1 lần.

– Loại cây này dễ bị rụng lá, nếu lá rụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả. Mùa thu chỉ giữ lại ít ngọn để năm sau cho quả.

– Vào mùa đông, không nên để gió lạnh thổi vào cây, phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho đất ẩm vừa.

Tỉa cành tạo tán:

Hạn chế cành vượt, cắt bỏ cành già và sâu bệnh giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.

Bổ sung đất cho cây:

Vào thời kỳ bón thúc cho cây cần cho thêm đất mới vào tán cây ( dày 2-3cm ). Kết hợp việc bón thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây.

3. phòng trừ sâu bệnh hại:

– Các loài thường gặp như Sâu vẽ bùa (gây hại thời kỳ lá non), Rầy chổng cánh (Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Grening), Rầy mềm (Chích hút nhựa trên chồi non, lá non), Nhện đỏ…

Biện pháp : 100gr CNX_RS + 50ml SIÊU ĐỒNG pha 50 lít nước phun đẫm thân cành lá.

– Bệnh loét, ghẻ (Thường gây hại nặng vào mùa mưa).

Biện pháp : sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước để trị bệnh, pha 400 lít nước để phòng bệnh.

– Bệnh thối gốc – chảy nhựa (Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ).

Biện pháp : Cạo sạch vết thương trên thân cây, sau đó trộn đều ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG quét lên bề mặt vết thương nhiều lần cho đến khi vết thương khô hẳn (nếu có thể ngày quét 1 lần).

– Bênh vàng lá thối rễ ( Do Nấm Phytophthora, Fusarium xâm nhập gây thối rễ).

Biện pháp : sữ dụng bộ sản phẩm đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ pha 200 lít nước, tưới đều phần đất dưới tán cây vì rễ cây thường phân bố theo hình chiếu của tán.

– Bệnh vàng lá gân xanh (Greening): Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh có thể trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

 

 

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng Ớt Hiệu quả Kinh tế cao

Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên, là một trong những cây trồng đầu tiên của Châu Mỹ. Hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu được nhiều địa phương áp dụng bởi số vốn ít, rủi ro thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Vậy kỹ thuật trồng ớt thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bà con quan tâm.

1. Thời vụ trồng ớt :

– Nhiệt độ thích hợp để trồng Ớt từ 25-30oC.

– Có thể trồng được quanh năm nhưng thường có 3 vụ chính :

– Thu Đông ( vụ sớm ): Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1-3 năm sau.

– Đông Xuân ( vụ chính ): Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau.

– Xuân Hè : Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8-9.

2. Đất trồng :

Chọn đất để trồng ớt :

– Thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như : Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.

– Không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5 – 6,5.

– Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

– Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm.

Kỹ thuật làm đất :

– Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm.

– Phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất).

3. Gieo hạt :

Ngâm ủ hạt giống:

– Trung bình khoảng 150 – 200g/ha.

– Ngâm hạt ớt trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để đẩy nhanh sự phát triển của hạt ớt.

Chuẩn bị gieo hạt :

Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau:

– Đất mặt tơi xốp: 60%

– Phân chuồng hoai mục: 29%

– Tro trấu: 10%

– Phân lân: 0,5 – 1%

– Vôi: 0,2 – 0,3%

Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.

Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng.

Khoảng cách trồng – mật độ :

– Vào mùa khô : hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1700 – 1900 cây/1.000m2.

– Vào mùa mưa : hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1.000m2.

4. Chăm sóc ớt:

Tưới nước:

– Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ.

– Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

– Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau :

+ Rụng hoa, rụng trái.

+ Cây phát triển kém.

+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.

Tỉa nhánh :

– Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

– Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

5. Phân bón gốc:

Cách bón phân cho 1 sào ớt như sau:

Bón lót :

– Sau khi làm đất, lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rạch thành 2 hàng.

– Bón 5-7 tạ phân gà hoặc phân hữu cơ được ủ mục bằng nấm TRICODEMAR.

– Bón 20- 25kg NPK 5:10:3 rải đều theo rạch hoặc theo hốc, lấp đất kín phân.

Bón thúc 2 lần:

– Bón thúc lần 1: Khi cây ớt bắt đầu phân cành thì bón 17-20kg NPK 12.8.12, bón xa gốc kết hợp vun gốc làm cỏ.

– Bón thúc lần 2: Khi cây ớt có hoa rộ, quả non thì bón từ 17-20kg NPK 12.8.12.

6. Phân bón lá:

Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.

Có thể sủ dụng Phân bón lá sinh học A4 trong các thời kỳ sau :

– Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng : giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.

– Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: bổ sung kẽm, ma-nhê, bo tăng khả năng quang hợp thúc ra tược và dưỡng lá, chắc cây, khỏe cành.

– Ngày thứ 30 và 37 sau trồng:  giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.

– Khi trái đang phát triển : bổ sung can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái.

7. Phòng trừ sâu hại :

– Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ chúng ta có thể sử dụng nấm xanh- nấm trắng pha nước để phun

– Một số bệnh do nấm khuẩn gây ra như : thán thư, đốm trắng, héo tươi, thối đọt non, mốc xám,… chúng ta sẽ sủ dụng nấm đối kháng + đồng xanh

8. Thu hoạch :

– Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu trước khi chín.

– Thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.

– Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh.

– Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa.

– Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Là loài cây nhiệt đới lâu năm, quả chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp. Là cây dễ trồng nhưng để đạt năng suất và chất lượng quả nhãn như ý muốn thì không phải ai cũng làm được.

Đặc điểm cây nhãn:

– Là cây ưa nắng, nếu bị rợp nhãn sẽ ít quả. Chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

– Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21–27 độC. Mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn là 25–31 độ C. Mùa đồng kéo dài nhiệt độ thấp là điều kiện để nhãn phân hóa mầm hoa.

– Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.

1. Thời vụ trồng:

Một năm có 2 mùa vụ chính gieo trồng cầy nhãn thích hợp nhất. Ở Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 và Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

– Trồng vào cuối mùa mưa nếu đủ lượng nước tưới (tháng 10-11 dương lịch) để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.

– Nếu trồng vào mùa mưa ( khoảng tháng 5 – 6 dương lịch ) cần chú ý thoát nước. Vì nếu mưa nhiểu đất nén chặt nhãn dễ bị chết do rễ bị chặt quá.

2. Chuẩn bị đất trồng:

– Rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.

– Ở các vùng ĐBSCL nên trồng nhãn trên mô. Mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.

– Những vùng đất cao đào hố kích thước 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm.

– Trộn đều 15-20kg phân chuồng hoai mục bằng TRICODERMA, 0,5kg NPK 16–16–8  và  0,5–1,0kg vôi với đất mặt dùng làm mô, hoặc lấp vào hố bón lót.

3. Chọn Giống:

– Nhãn tiêu da bò: nhãn tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường…là những loại nhãn đang đc nhà vườn ưa chuộng (phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm cho 3 vụ trái…).

– Nhãn long: dễ trồng, cho năng suất nhưng chất lượng không cao (hạt to, cơm mỏng, nhiều nước…).

– Nhãn giồng da bò: phẩm chất khá, cơm ráo, dày cơm , 1 năm thu 1 vụ.

– Nhãn xuồng cơm vàng: được bà con khá ưa chuộng, trái to, dày cơm nhưng năng suất không cao.

Cây giống nhãn xuồng cơm vàng

4. Cách trồng:

– Nhãn được trồng với khoảng cách 5x6m hoặc 6x6m tùy vào từng chất đất và mô hình trồng, trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi…

– Cách trồng: Khoét lỗ trên mô (hốc) vừa với bầu cây con. Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc. Cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ). Tưới đẫm nước sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

5. Chăm sóc:

– Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

– Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,…

Nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vào những ngày nắng (thời gian sau vụ thu hoạch quả).

Làm cỏ, xới xáo: làm cỏ thường xuyên tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.

Kết hợp xới xáo đất làm thông thoáng giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất. Không dùng cuốc lưỡi xới sâu làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn (ảnh hưởng đến rẽ non phát triển)

Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.

Rất cần nước nhưng lại là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau.

Tham khảo:

>>Mời bà con tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây nhãn tại đây

>>Tham khảo phân bón lá sinh học – công dụng, cách thức sử dụng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Xoài

Xoài là cây ăn quả nhiệt đới rất thích hợp trồng ở Việt Nam, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tùy theo điều kiện đất đai, nguồn nước, thị trường tiêu thụ để bà con có thể chọn những giống phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một số giống xoài có thể tham khảo như:

– Xoài cát Hòa Lôc : Trái to, phẩm chất ngon, vị thơm, thịt mịn chắc. (Nhược điểm : tỉ lệ đậu trái thấp, vỏ mỏng khó vận chuyển)

– Xoài cát Chu : Trái hơi trong, vị hơi chua, ít xơ, vỏ dày hơn xoài cát Hòa Lộc. (Ưu điểm : dể đậu trái và cho năng suất cao)

– Xoài bưởi (xoài ghép): Cây có quả nhỏ hơn xoài cát xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang.

– Xoài tứ quý: trồng nhiều ở tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Ăn ngon ngọt giòn nhất khi ăn sống. Cây xoài có thể thu hoạch quanh năm.

– Xoài Đài Loan, xoài tím Thái Lan…

1. Nhân Giống:

– Phổ biến nhất là phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành.

2. Thời vụ trồng:

– Miền Bắc: tháng 2-4 (vụ Xuân)

– Miền Nam: tháng 4-5 (đầu mùa mưa).

– Nếu trồng vào những thời điểm khác, nông dân cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới cho cây, tránh trồng vào thời tiết nắng nóng và rét đậm.

3. Kỹ thuật trồng:

Đất trồng:

– Xoài phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt

– Đào mương, lên líp tránh ngập úng vào mùa mưa ( líp rộng 6 – 8m, mương rộng 3 – 4m).

– Đối với các vùng đất thấp như đồng bẳng sông Cửu Long, đất trồng cần phải được lên mô, đường kính mô từ 80 – 100cm, cao 30 – 60cm.

Chuẩn bị mô đất: 70% đất mặt, 30% phân chuồng ủ hoai mục, 3 – 5kg phân hữu cơ vi sinh . Tất cả trộn đều vun lại thành mô đất và phủ rơm rạ trên mặt mô. Mô được chuẩn bị trước khi trồng khoảng 1 tháng

Những vùng đất cao đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 50 – 70cm và cũng chuẩn bị bón lót cho hố đất với những thành phần giống như việc chuẩn bị cho 1 mô đất như trên. Hố cũng cần phải được chuẩn bị trước khi trồng 1 tháng

Cách trồng:

– Đào một hốc nhỏ ở chính giữa mô (hoặc hố) đất, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố. Lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh (chú ý phải giữ cho cây thẳng đứng).

– Sau đó, cắm thêm nạng chống đỡ cho cây con hình chữ X, buộc dây tránh lay gốc làm cây chết. Sau khi trồng, tủ xung quanh gốc bằng rơm rạ hay rác mục (cách gốc 15cm).

Tưới nước:

Trong 1 tháng đầu, cây cần phải tưới nước để tạo đủ độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển, không được tưới nước bằng hệ ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.

Bón phân:

Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

– Từ lúc bắt đầu trồng đến 3 tuổi, giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt để phát triển và tập trung năng lượng cho việc ra hoa, đậu trái. Sử dụng phân bón NPK  20-20-15+TE lượng bón 1–2kg/cây/năm, chia làm 3 – 5 lần bón/năm.

Giai đoạn kinh doanh:

– Trước khi ra hoa: Phân bón NPK 17-17-17+TE, lượng bón 0,5 – 1,0kg/cây.

– Thời kỳ nuôi trái: NPK 20-0-20+TE, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây.

– Sau khi thu hoạch: NPK 20-20-15+TE, lượng bón: 0,5 – 1,5kg/cây.

Cách bón: Tùy theo thời gian của từng thời kỳ, của mỗi cây mà có thể chia ra làm nhiều lần bón. Khi bón phân nên đào rãnh sâu 5 – 10cm theo hình chiếu của tán lá, tránh không làm đứt nhiều rễ, rãi phân và lấp đất. Sau khi bón phân nên tưới nhiều nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu.

Tin liên quan:

>>Kỹ thuật xử lý rụng hoa, rụng trái non trên xoài

>>Phòng trừ các loại sâu bệnh hại xoài

>>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng