Đăng bởi Để lại phản hồi

Trồng cây cà gai leo tăng hiệu quả nhờ quy trình “sạch”

Cà gai leo hay còn gọi là cà quýnh, cà lù, cà gai dây… là cây thuốc nam đặc biệt tốt cho gan. Vốn là cây dược liệu quý và mọc tự nhiên nên đã có những thời điểm chúng phải đứng trước nguy cơ bị xóa sổ do con người săn lùng và thu hái. Hiện nay, lo ngại về vấn đề xóa sổ đã không còn. Cây cà gai leo cũng đã được trồng và nhân rộng, không những cung cấp dược liệu mà còn giúp bà con có thu nhập rất cao.

Cây cà gai leo
Cây cà gai leo là cây dược liệu quý, dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để góp phần tăng thêm sản lượng cây dược liệu được nhiều người tin dùng này chúng tôi cung cấp một quy trình “sạch từ khâu làm đất đến thu hoạch” cho những bà con đang có ý định trồng loại cây này để nâng cao sản xuất và tăng thu nhập. Cùng tham khảo:

Nói về cây dược liệu cà gai leo:

1. Đặc điểm:

– Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như là: cà quýnh, cà vành, cà lù, cà cườm, cà gai dây,… Là cây thân leo, sống trên thân cây khác hoặc bò trên mặt đất.

– Thân nhẵn, hóa gỗ, trên cây có lông màu trắng, xung quanh thân có nhiều gai cong màu vàng.

– Lá cây hình bầu dục, phía trên mặt lá màu xanh đậm còn phía dưới màu nhạt hơn. Cuống lá có gai nhỏ.

– Hoa trắng, nhụy vàng, mỗi bông từ 4 -6 cánh. Quả mọng, hình cầu, xanh có màu xanh sẫm, khi chín màu đỏ tươi đẹp mắt. Hạt màu vàng, hình thận dẹt. Hoa cà gai leo thường nở độ tháng 4 -5, quả từ tháng 7 -9.

Hình vẽ cây cà gai leo
Hình vẽ cây cà gai leo

2. Các loại cà gai leo:

– Cà gai leo có hai loại là cà hoa trắng dây nhỏ và cà hoa tím dây lớn. Cây được sử dụng làm dược liệu là cây cà gai leo hoa trắng dây nhỏ.

– Cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với các loại cà dại khác như cà hoa dại, cà độc dược,… Một số người không phân biệt được nên có thể dễ dàng sử dụng nhầm dẫn đến hiệu quả chữa bệnh giảm, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu sử dụng phải cây Cà độc.

Cách phân biệt cà gai leo với cà hoa dại:

– Thân cây cà dại cao từ 2-3m hơn cà gai leo (chỉ 0,6-1m).

– Lá cây cà dại rộng 5-10cm so với 3-4cm của cây cà gai leo.

– Quả Cà dại có màu vàng, đường kính quả từ 10-15mm lớn hơn cà gai leo (chỉ 5-7mm).

Cách phân biệt cà gai leo với cà độc dược:

– Cà độc dược là cây thân thảo không phải cây thân leo, thân và cành non có màu xanh lục hoặc tím, có lông giống cà gao leo.

– Hoa to giống hình hoa rau muống, quả nhỏ có gai trong khi quả cà gai leo không có gai.

Cây cà độc dược dễ nhầm lẫn với cà gai leo
Hình ảnh: dễ dàng nhận biết quả cà độc dược với gai nhọn xung quanh

3. Tác dụng của cà gai leo:

– Có tác dụng cực tốt với gan nhờ hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế các loại virus viêm gan, ngăn chặn sự kết thành sợi collagen để ngăn ngừa virus và xơ gan.

– Glycoalcaloid sẽ phát huy tác dụng nhiều nhất khi sử dụng dưới dạng dịch chiết toàn phần. Ở dạng này, Cà gai leo đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ.

Những trường hợp nên sử dụng cà gai leo:

– Viêm gan, xơ gan, ung thư gan

– Men gan tăng cao hơn bình thường

– Ngộ độc rượu, giải rượu

– Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Tác dụng:

– Hỗ trợ điều trị viêm gan virus

– Giúp hạ men gan

– Giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan

– Giải độc và bảo vệ tế bào gan

Cách trồng và chăm sóc đúng quy trình:

Cà gai leo là giống cây ưa sáng, chịu hạn cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Chúng thích nghi trên nhiều loại khí hậu và nhiều loại đất như đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian,…

Vì vậy, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều trồng được cây thuốc này. Cây phát triển khá nhanh, tái sinh bằng hạt. Đây là cây sống lâu năm trồng 1 lần có thể thu hái nhiều năm vì vậy khâu chăm sóc không quá vất vả.

Mùa vụ gieo trồng:

– Gieo hạt, ươm giống từ tháng 1-2. Trồng cây từ tháng 2-3 vì lúc này thời tiết đầu xuân mát mẻ, mưa nhiều là thời gian thích hợp nhất để đưa cây con ra trồng đại trà.

1. Làm đất, xử lý đất:

– Làm đất tơi xốp (cày bừa, dọn sạch cỏ, phát quang bụi rậm), xẻ rãnh và lên luống rộng 0,7m, rãnh sâu 30cm; làm luống như luống trồng khoai lang, mỗi luống trồng 1 hàng cà gai leo.

– Xử lý đất bằng SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đều lên mặt luống để diệt trừ nấm khuẩn tồn tại trong đất trước khi trồng.

2. Bón lót –  ủ phân:

– Chỉ sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hoặc phân vi sinh, không sử dụng phân hóa học (đặc biệt là Ure) để tránh sâu bệnh.

– Tiến hành bón lót cho đất trồng với tỷ lệ như sau: 100kg phân chuồng hoai mục, 30kg phân vi sinh và 2kg vôi bột bón cho 100m2.

3. Chọn giống, xử lý giống:

Làm đất gieo hạt: chọn loại đất tốt và tơi xốp, đất không có lẫn đá sỏi và các loại hạt cỏ dai. Việc lựa chọn khu đất đề làm đất nhân giống cà gai leo phải thật kỹ. Sau khi đã chọn được đất, nhặt sạch cỏ dại, bón phân chuồng, vôi, phân vi sinh với tỷ lệ hợp lý như sau: Mỗi 1 m2 bón 3kg phân chuồng, 1kg phân vi sinh, 0,3kg vôi bột.

– Hạt giống trước khi gieo cần được ngâm trong dung dịch 5ml Chế phẩm sinh học A4 pha 20 lít nước (ngâm được 4kg hạt giống khô).

– Ngâm hạt trong vòng 4 tiếng, để ráo nước sau đó đem ra ủ cát ẩm trong vòng 3-4 ngày (Đến khi thấy hạt nứt thì đem hạt ra gieo ở vùng đất đã chuẩn bị).

– Để chăm sóc cây giống tốt, tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau 5 -7 ngày hạt cà gai leo sẽ mọc thành cây con. Khoảng 25-30 ngày (Khi cây có chiều cao khoảng 10-15cm) là có thể đem cây đi trồng được.

4. Cách trồng – mật độ trồng:

– Trồng khoảng cách cây cách cây từ 30 -35cm, hàng cách hàng 0,8m.

– Sau khi trồng xong cây cần tưới nước ngay, kết hợp CNX-CN tưới cùng để phòng trừ nấm bệnh gây hại trong đất. Nếu thời tiết sau trồng ít mưa thì cứ 3 ngày lại tưới nước cho cây 1 lần (nên tưới vào chiều tối hoặc tối).

– Định kỳ 15 ngày pha CNX-CN + Phân bón lá A4 pha 200 lít nước phun ướt đẫm thân cành lá để rút ngắn thời gian sinh trưởng và dập tắt các mầm nấm bệnh mới bắt đầu xuất hiện.

– Quá trình trồng cần làm sạch cỏ dại, tránh dùng thuốc trừ cỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau này. Sau khi trồng được khoảng 1,5 tháng tán cây phủ kín sẽ hạn chế cỏ dại mọc.

– Ngăn cỏ dại mọc có thể áp dụng cách dùng màng phủ nilon đen trên luống sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại rất hiệu quả.

5. Chăm sóc – phòng trừ sâu bệnh:

Bón phân: Khi cây phát triển được 2 tháng cần làm cọc cho cây leo. Bón phân vào gốc, mỗi gốc chỉ bón 100g kích thích cây ra rễ, không bón quá liều sẽ làm chết rễ (nên bón xa gốc một ít tránh xót rễ ).

– Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

– Phòng trừ sâu bệnh: Nếu phát hiện thấy sâu hoặc côn trùng phá hoại tiến hành phun thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS có tác dụng xua đuổi, ký sinh nấm xanh nấm trắng trên cơ thể sâu và côn trùng tiêu diệt tế bào trên cơ thể chúng, gây chết sâu và côn trùng.

– Nếu phát hiện nấm bệnh tiến hành phun ELICITOR 250 + SIÊU ĐỐNG để diệt trừ (liều lượng pha 200 lít nước).

6. Thu hoạch – bảo quản:

– Cây trổ hoa vào tháng 5, thời gian này tán cây phát triển mạnh, chùm kín các luống cây tiến hành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con.

– Tháng 7-8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.

– Chúng ta thu hoạch thân, rễ ( để riêng) cắt khúc,phơi kho, không để nơi ẩm ướt. Đóng vào túi nilong bảo quản.

Chú ý: các bạn có thể lick vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

Nhập thông tin để được tư vấn

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lạc (đậu phộng)

Lạc (đậu phộng) không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng để chế biến món ăn mà nó còn có công dụng hỗ trợ giảm cân, giúp tim khỏe mạnh, kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sỏi mật, ngăn ngừa ung thư…

Vậy chăm sóc cây lạc như thế nào là hợp lý?

1. Bón phân cho lạc:

Liều lượng phân bón:

– Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kg N + 60-90kg P2O5 + 30-60 K2O

– Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5-3,0 kg urê + 20-25 kg supe lân + 3-4 kg kali clorua/sào.

– Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón với lượng : 35- 50kg/sào .

Chú ý: Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào.

Phương pháp bón:

– Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại 50% bón khi ra hoa rộ.

– Đối với lạc không che phủ nilon:

Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ.

Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch hàng).

Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá.

2. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ:

– Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ.

– Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc.

– Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc.

– Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc.

3. Tưới nước:

Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:

– Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.

– Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu hại:

– Sâu xám: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng.

Phòng trừ : sử dụng 100gr CNX-RS pha 50 lít nước phun đều 1 lượt

– Sâu khoang: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.

Phòng trừ: Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng, dùng bả chua ngọt để diệt trừ. Khi mật độ cao dùng thuốc trị sâu sinh học CNX-RS phun để diệt trừ

– Sâu cuốn lá: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.

Phòng trừ: Tổ chức bắt thủ công hoặc có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS phun đều trên mặt lá để diệt trừ

– rệp hại lạc: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối, dùng thiên địch để diệt trừ. Khi rệp phát triển nhiều dùng CNX-RS + SIÊU ĐỒNG để diệt trừ.

Bệnh hại:

– Bệnh héo xanh vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra.

Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh, tăng cường bón phân và vôi bột kết hợp với phun Tricho 50g để ngăn ngừa bệnh lây lan

– Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizoctoniak gây hại.

Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết.

Phòng trừ: Xử lý đất bằng vôi bột, luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm bệnh nặng. Khi bị nặng sử dụng bộ sản phẩm đặc trị nấm khuẩn ELICITOR + SIÊU ĐỒNG phun theo khuyến cáo nhà sản xuất

5. Thu hoạch:

– Khi thấy lá trở màu nên nhổ 1 vài bụi để quan sát, nếu thấy 2/3 số củ đã già thì nên thu hoạch ngay. Nếu bán ăn tươi, bà con nên thu hoạch sớm hơn 10-15 ngày.

 

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết và công dụng của sản phẩm

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng cây lạc ( đậu phộng) cho năng suất cao

Cây lạc hiện nay được rất nhiều bà con trên mọi miền đất nước gieo trồng. Hiệu quả kinh tế khá cao, ít công sức chăm sóc. Là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất.

1. Đặc điểm chung về cây lạc:

– Là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến.

– Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-33 độ C. Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

– Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100-130 ngày. Củ lạc là quả của cây lạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanh chóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ.

– Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ chỉ khoảng 10-15 ngày) tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển.

2. Đất trồng:

– Đất thích hợp nhất là đất có độ pH từ 5,5 – 6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển.

– Đất phải đảm bảo cao ráo, tơi xốp, thoát nước nhanh để tia lạc dễ đâm vào đất.

3. Kỹ thuật trồng:

Chọn giống:

– Tiêu chuẩn của hạt giống: Không lẫn, không sâu bệnh. Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Hạt giống khi đem trồng phải bảo đảm cho hạt to và đều.

– Xử lý giống trước khi gieo trồng: Ngâm hạt trong nước từ 10-12 giờ. Vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45 độ C (2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài.

Mật độ gieo trồng:

– Mật độ 33 cây/m2, 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt.

– Ứng với lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ Hè thu để giống

Làm đất, phủ nilon, gieo hạt:

Làm đất:

– Đất được cày 2-3 lần và sâu 25-30cm, cứ mỗi lần cày là 3 lượt bừa.

– Đất phải nhỏ, tơi, xốp và sạch cỏ dại.

– Lên uống: Không phủ nilon rãnh sâu 15-20cm, luống rộng 2-2,5m.

Phủ nilon luống rộng 1m , rãnh giữa hai luống rộng 20cm, luống có hình lưng rùa, mỗi luống rạch 4 hàng.

Gieo Hạt:

– Đối với lạc không che phủ ni lon: Sau khi làm đất và bón lót phân thì tiến hành gieo hạt.

– Đối với lạc phủ nilon tiến hành theo các bước như sau:

Trong vụ Hè thu, vụ Thu đông:

Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm.

Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch. Sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4cm.

Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống.

Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.

Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước như trên.

Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm.

Trong vụ Xuân:

Bước 1: Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8-10cm.

Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch. Sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4 cm.

Bước 3: Tiến hành gieo hạt theo khoảng cách như trên sau khi đã lấp phân. Chú ý phủ hạt phẳng mặt luống.

Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống.

Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.

Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon.

Bước 7: Đục cắt nilon ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cho cây trồi ra ngoài nilon.

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Ngô ngọt

Ngô ngọt là loài cây có khả năng thích nghi rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế khá cao. Bà con có thể tham khảo kỹ thuật trồng ngô ngọt sáu đây để thu được năng suất cao.

1. Đặc tính của cây ngô ngọt:

– Ngô ngọt là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn (65-70) ngày, thích ứng rộng với thời tiết nên có thể trồng quanh năm.

– Là cây chịu hạn, chịu úng kém hơn các giống ngô khác, phải bón phân, tưới nước đầy đủ và đúng thời kỳ, không được để trong ruộng bị úng nước. Nếu có sâu chúng ta sử dụng nấm xanh – nấm trắng để diệt trừ, vừa an toàn vừa tiết kiệm. Nếu có bệnh sử dụng nấm đối kháng để phun,…

2. Chuẩn bị đất trồng:

Ngô ngọt là cây không kén đất, tuy nhiên để đạt được năng suất cao cần chọn đất giàu dinh dưỡng, không bị ngập úng, không bị khô hạn.

Đối với đất màu:

Cày bừa đất sau đó lên luống theo kích thước: Mặt luống rộng 55 – 60 cm, chiều cao luống 20 – 25 cm, chiều rộng rãnh 40 cm. Trên một luống đánh làm 2 rạch trồng hàng đôi, so le nhau, khi trồng chú ý hướng lá ra phía ngoài rãnh để các lá không chồng chéo lên nhau.

Đối với đất sau thu hoạch lúa mùa:

Làm rãnh thoát nước rộng 30 – 40cm, cày lật 2 xá úp vào nhau để đặt bầu ngô, dùng đất bột phủ kín bầu.

3. Xử lý hạt giống và gieo trồng:

– Lượng giống cần cho 01 sào 0,2 kg. Hạt giống ngâm trong nước 4 giờ, sau đó vớt hạt đem ủ 2 – 3 ngày trong cát ẩm. Khi hạt nảy mầm thì làm bầu gieo hạt.

Cách làm bầu:

Chọn nơi để bầu có thể ngoài đồng hay trong sân vườn; lấy bùn sạch đánh nhão, trang phẳng đạt độ dầy 5 cm, khi se khô bề mặt thì cắt thành từng ô nhỏ có kích thước 6x6cm rồi tiến hành tra hạt giống và phủ 1cm đất bột lên hạt giống, làm khum che bảo vệ cho cây con giống.

Trồng cây:

Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành trồng.

– Khoảng cách trồng: cây cách cây 30-35cm, hàng cách hàng 40cm

– Mật độ trồng: 1500-1600 cây/sào bắc bộ

4. Phân bón và chăm sóc

Bón lót:

Lượng phân bón lót cho 1 sào: 500kg phân chuồng hoai mục + 12-15kg lân + 3-4kg đạm

Bón thúc:

Trong suốt quá trình sinh trưởng cây ngô ngọt cần bón thúc 3 lần, lượng phân bón tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất đai.

Lượng phân cho 1 sào:

– Lần 1 : Khi ngô ngọt được 3-4 lá bón 3kg Đạm + 2kg Kali

– Lần 2 : Khi ngô ngọt được 7-8 lá bón tiếp 3kg Đạm + 2kg Kali

– Lần 3 : Khi ngô ngọt được 10-11 lá bón 3kg Đạm

Chú ý: Những đất ruộng chua (PH = 4, 5) cần bón lót 30-40kg vôi bột/sào

Chăm sóc:

– Thường xuyên tưới đủ nước cho cây đặc biệt thời kỳ khi cây 3 – 4 lá, trước khi trổ cờ và khi bắp đang lớn. Bằng cách đưa nước vào rãnh bằng 2/3 chiều cao của luống sau đó tháo cạn. Ngô ngọt không thích hợp với độ ẩm cao nên không để nước bị úng trong rãnh.

– Sau khi cây ngô có 3 – 4 lá nên tiến hành xới xáo nhẹ để phá váng, kết hợp nhổ cỏ dại và tưới phân đạm hay nước phân cho cây.

– Phải tỉa chồi, tỉa bắp triệt để, 1 cây chỉ để 1 thân chính và 1 bắp bên trên.

– Khi bắp ngô đang lớn cần tưới thêm 1 kg đạm + 2-3 kg phân Kali kết hợp phun thuốc trừ sâu đục thân cho ngô.

– Nếu có sâu, bệnh, phun thuốc trừ sâu, bệnh kết hợp với bón phân qua lá cho cây ngô. (Sâu đục thân, sâu xám, rệp muội,… phun CNX-RS + Phân Bón Lá A4. Bệnh ghỉ sắt, khô vằn, cháy lá,  phấn đen,… phun ELICITOR + SIÊU ĐỒNG)

5. Thu hoạch:

– Sau trồng 65-70 ngày, khi đó bắp ngô bắt đầu thâm râu, đông sữa, hạt ngô chuyển màu vàng cam là thời kỳ được thu hoạch.

– Thu hoạch vào buổi sáng, chặt ngắn cuống, loại bỏ bắp kẹ, bắp bị bệnh và phải giao ngay trong ngày. Thu như vậy bảo đảm chất lượng tốt, giá trị dinh dưỡng cao.

– Năng suất bình quân 450 – 600 kg/sào (cả bắp).

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

Đu đủ là loại quả bổ dưỡng, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Kỹ thuật trồng cây đu đủ không khó, có thể dễ dàng áp dụng cải thiện thu nhập gia đình.

Kkyx thuật trồng cây đu đủ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ

1. Chọn giống:

– Đu đủ trồng bằng hạt nên rất dễ dàng và tiện lợi.

– Chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước. Chọn hạt đen và chìm rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo.

– Trước khi gieo lấy hạt ngâm trong nước 40-60 phút hoặc có thể pha thêm 5ml Phân bón lá sinh học A4 (tăng tỉ lệ nảy mầm). Để hạt trong nhiệt độ 32-35 độ C cho đến khi nứt nanh mới đem gieo để cây mọc nhanh và đều.

Một số giống đu đủ bà con có thể tham khảo:

– Giống Hồng Kông da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

– Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%.

– Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

– Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g

– Giống Hồng Phi 786: Phát triển rất khỏe, có trái sớm. Tỷ lệ đậu trái cao (một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên), sản lượng rất cao. Trái lớn từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

Đu đủ thái lan quả lớn
cây đu đủ giống thái lan quả lớn và rai quả

2. Làm đất:

– Cày sâu, lên luống cao 40 – 50cm so với mặt rãnh. Khoảng cách giữa các luống 2 – 2,5m. Mặt luống rộng 1,5 – 2m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên).

– Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.

– Đào hố trồng 60x60x30, ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây

Lưu ý: trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ

– Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng. (Tham khảo TRICODERMA ủ phân chuồng, phân xanh giúp rút ngắn thời gian ủ, đồng thời tiêu diệt nấm bệnh hại cây trồng có trong phân).

3. Kỹ thuật trồng:

– Cây đu đủ không chịu được phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém. Cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt.

– Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng. Chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.

– Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu). Vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ ngã khi có mưa gió bão. Khi cây lớn nới dần dây buộc ra.

– Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu.

4. Bón phân:

Đu đủ có quả quanh năm. Vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali.

Lượng phân bón cho một cây:

– Năm thứ 1: phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg super lân + 0,2-0,3kg kali sulfat

– Năm thứ 2: phân chuồng hoai mục 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg super lân + 0,3-0,4kg kali sulfat

Các thời kỳ bón cho cây:

– sau trồng 1,5-2 tháng hoặc vào đầu mùa mưa (năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm.

– Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali.

– Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7-8 tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.

– Khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây (có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần). Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.

– Ngoài ra bà con cần chú ý phun định kỳ Phân Bón Lá A4 để tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng…

5. Sâu Bệnh:

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau:

– Bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá (cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng) Phòng trị bằng cách phun ELICITOR + SIÊU ĐỒNG

– Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus hiện chưa có thuốc chữa trị. Cây bị bệnh nên nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.

– Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc. Sử dụng ELICITOR+ SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước để phòng trừ

– Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng 100gr CNX-RS pha 50 lít nước phun cho cây bệnh.
Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc.

Cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

– Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa mưa, tiện cho việc tưới nước vào mùa nắng, vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió
– Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với mưa gió và sâu bệnh sau này.
– Cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không được để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tưới, có thể tưới phun hoặc tát nước vào rãnh líp cho đất hút đủ nước.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây trồng ngắn ngày là loại cây chỉ trồng một hoặc hai năm là hết chu kì sống của cây. Cây ngắn ngày được chia làm các loại khác nhau như cây ăn quả hoặc cây rau màu. Trồng cây ngắn ngày là giải pháp tốt nhất để thu lại vốn nhanh và ít rủi ro hơn. Đầu tư vào cây trồng ngắn ngày hiện nay được nhiều người quan tâm bởi hiệu quả kinh tế cao.

Dưới đây là những loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao bạn có thể tham khảo:

1. Cây đu đủ

Đu đủ là một loại cây ăn quả khá quen thuộc với mọi người trên mọi vùng đất nước. Bổ dưỡng, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi dài.

Có thể nói đu đủ là loại cây nông nghiệp ngắn ngày cho năng suất kinh tế cao. Theo nhiều chủ trang trại, đu đủ có thể mang về 200 triệu/ha/năm.

Đu đủ ra hoa kết trái quanh năm, tuy nhiên nên trồng vào đầu mùa mưa để tránh sâu bệnh.

>>>Xem thêm: đặc trị rệp sáp, nhện đỏ, côn trùng ăn lá

2. Cây ngô ngọt

Giống ngô ngọt có thể chế biến nhiều món ăn mà không gây ngán như súp, sữa bắp, gà tiềm….Nhu cầu về loại cây này đang tăng cao.

Hiện nay ở nhiều tỉnh đang triển khai trồng và không ít hộ dân đã “phất” lên từ loại cây trồng ngắn ngày này.

Ngô ngọt là loại cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao được nhiều địa phương áp dụng. Thời gian sinh trưởng của ngô ngọt kéo dài từ 70 – 85 ngày, tùy điều kiện thời tiết.

Ưu điểm của loại cây ngắn ngày này là có thể trồng quanh năm, thời gian thu hoạch ngắn. Kháng bệnh tốt và cho năng suất cao, thông thường một sào Bắc Bộ ngô ngọt cho năng suất từ 650-800kg.

Ngô ngọt có khả năng thích nghi rộng, đất càng màu mỡ càng cho năng suất cao. Đất trồng ngô ngọt yêu cầu cày sâu 18-20cm, làm sạch cỏ, bừa phẳng, lên luống.

>>Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ngô ngọt

3. Đậu phộng (Lạc)

Ngày nay người ta có thể chế biến được rất nhiều sản phẩm từ đậu phộng: bơ, sữa, kẹo… cũng như là gia vị không thể thiếu trong bếp gia đình. Chính vì vậy đậu phộng cũng là một trong những loại cây nông nghiệp ngắn ngày giá trị cao.

Trong khi nhiều hoa màu khác luôn rớt giá thì lạc luôn giữ ở mức giá ổn định. Đồng thời là một cây dễ trồng, không tốn nhiều công đoạn chăm sóc.

Năng suất cây đậu phộng tùy thuộc vào điều kiện đất trồng và yếu tố chăm sóc. Nhiều nông dân trồng đạt năng suất từ 0,8 – 1,2 tấn/công. Mức giá trong những năm qua luôn đạt từ 12.000–15.000 đồng/kg.

Cây đậu phộng có thời gian sinh trưởng khoảng 120-150 ngày sau khi gieo hạt. Nếu được thu hoạch quá sớm, quả sẽ chưa chín. Nếu được thu hoạch muộn, cuống quả sẽ đứt khỏi cây và sẽ ở lại trong đất.

>>Kỹ thuật trồng cây lạc (đậu phộng) cho năng suất cao

>>Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lạc (đậu phộng)

4. Đậu cô ve

Đậu cô ve

Đậu cô ve được coi là mô hình kinh tế mang lại giá trị cao nhờ những ưu điểm sau :

Thời gian trồng ngắn, chỉ 50 – 60 ngày. Chi phí vốn và chi phí chăm sóc tiết kiệm. Khả năng chịu lạnh, hạn hán, sâu bọ tốt; thời gian thu hoạch dài, năng suất lớn.

Đậu cô ve không chỉ là thực phẩm được yêu thích, mà còn có nhiều ý nghĩa trong dược học. Do đó nhu cầu tiêu thụ loại cây trồng ngắn hạn này rất lớn.

Đậu cô ve leo có thể trồng 2 vụ trong năm:

– Vụ Xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3.

– Vụ Thu: gieo hạt vào tháng 9 – 10.

Trong vụ xuân, lứa đầu được thu sau 50-60 ngày, vụ thu muộn hơn 10 ngày. Quả chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, thấy rõ vết hạt ở thân quả thì có thể thu hoạch. Vào thời điểm rộ, thu mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm.

5. Cây dâu tây

Cây dâu tây

Dâu tây ưa khi hậu mát mẻ nên được trồng có các vùng có khi hậu ôn đới. Ở Việt Nam, dâu tây được trồng nhiều ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Cây dâu tây phù hợp với những vùng khí hậu hơi lạnh như Đà Lạt, Sapa, Miền Bắc Việt Nam…Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 10-25 độ C, độ cao 600-800m so với mực nước biển.

Dâu tây được công nhận là một loại trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trong quả dâu tây có nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và xơ vữa động mạch. Do nhu cầu ngày một tăng nên giá trị kinh tế của dâu tây rất cao.

6. Cây dưa hấu

Dưa hấu là loại cây không phải là ai cũng biết cách trồng. Cách trồng dưa hấu rất tỉ mỉ và kĩ càng. Dưa hấu là loại quả ưa khí hậu nóng, ấm áp, khô ráo. Trồng dưa hấu vào thời gian có nhiều nắng sẽ giúp dưa hấu ra nhiều hoa và cho quả sớm.

Dưa hấu được trồng nhiều nhất tại Đồng bằng Sông Cửu Long vì nhiệt độ nắng nóng đều ở vùng này giúp dưa hấu đạt năng suất cao hơn hẳn.

Ngoài ra, hiện nay nhiều người còn trồng dưa hấu trong thùng xốp cũng mang lại hiệu quả cao.

7. Cây mía

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Nên trồng mía bằng hom để tỉ lệ nảy mầm cao và đồng loạt, giảm chi phí mua giống.

Trồng mía bằng hom: Chọn những cây giống bánh tẻ 6-8 tháng tuổi, dùng dao bén chặt vát hai đầu đoạn thân dài 5-7cm, có một đốt mắt ở giữa, chú ý đánh dấu đầu phía gốc, đầu phía ngọn. Nhúng ướt hai đầu vào dung dịch thuốc sát trùng và kích thích sau đó để khô trong bóng dâm khoảng 1 giờ. Cắm đầu phía gốc hom mía vào bầu. Tưới đủ ẩm khoảng 70-80% và đặt bầu trong vườn ươm.

Nhờ có chất kích thích sinh trưởng, hom mía nảy mầm sớm, tỷ lệ nảy mầm cao và đồng loạt. Sau khi giâm 2 tháng, cây cao 50-60cm và có thể đem trồng.