Đăng bởi Để lại phản hồi

Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Phân bón trong trồng trọt là khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Nếu như cuộc sống của con người ngoài việc cần không gian để hít thở, thì cần phải bổ sung thức ăn, nước uống và cả tri thức để có thể duy trì sự sống và phát triển bản thân. Cây trồng cũng vậy, ngoài những yếu tố thiên nhiên thì nó cần được con người bổ sung các loại thức ăn để cây có thể phát triển một cách bền vững nhất, vậy:

Phân bón là gì?

Phân bón có tác dụng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

1. Phân bón là gì?

Phân bón là những chất, hợp chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng. Chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao.

Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.

Trong phân bón có chứa những chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), kali (K).

Một số loại phân bón thường dùng

Phân bón được chia làm 3 nhóm: 

  • Phân bón hữu cơ
  • Phân bón hóa học
  • Phân bón vi sinh

Phân bón hữu cơ:

Là các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…

Phân bón hóa học:

Là các loại phân bón đã được qua chế biến công nghiệp. Như: Phân ure, phân lân nung chảy, phân hỗn hợp NPK…

Phân bón vi sinh:

Là các loại phân bón được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân. Trong phân có đưa vi sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời giải quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do.

Lưu ý: Ngoài các loại phân bón kể trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi.

2. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Tác dụng của phân bón đối với cây trồng

Phân bón đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong trồng trọt. Phân bón giúp:

  • Giúp cây cối tươi tốt, khỏe mạnh.
  • Làm tăng độ phì nhiêu của đất
  • Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
  • Cung cấp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng
  • Bón phân hợp lý, cân đối sẽ giúp năng suất cây trồng tăng cao, phát triển tốt, hạn chế sâu bênh hại, nâng cao chất lượng nông sản..

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây.

Tìm hiểu về các loại phân bón trong trồng trọt tại đây

3. Tác động của phân bón đến môi trường

Ngoài những tác dụng của phân bón đối với trồng trọt, việc sử dụng phân bón cũng tác động không nhỏ đến môi trường.

  • Bón phân quá nhiều sẽ gây dư thừa phân bón trong đất, nhất là phân bón vô cơ. Các chất độc có trong các loại phân bón sẽ theo nguồn nước thấm sâu vào đất, khiến đất trở nên chai cứng, gây ô nhiễm đất, nguồn nước.
  • Do công nghệ chế biến thô sơ, các chất thải ra môi trường không được xử lý đảm bảo gây nên mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước, đất, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
  • Ngày nay lượng phân bón quá lớn được bón trong trồng trọt gây ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng cây trồng, gây hại cho người sử dụng.
  • Lượng phân bón thất thoát bị nước rửa trôi, dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Một lượng nhỏ bay hơi gây ô nhiễm không khí.

Việc sử dụng phân bón quá liều lượng, bón phân không hợp lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến với con người, môi trường. Bà con nên biết cách sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp nhiều loại phân lại với nhau, sử dụng với liều lượng phù hợp tránh gây ra hiện tượng thất thoát, gây ô nhiễm và tốn kinh phí.

Việt Nam đang chuyển mình hướng tới một nền Nông nghiệp bền vững vì nhận ra được tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ hay phân bón vi sinh thì giấc mơ nông sản Việt vươn tầm thế giới sẽ là giấc mơ không còn xa nữa.

Đăng bởi 6 phản hồi

Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón

Phân cá rất tốt đối với cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Vitamin, vi lượng và khoáng chất có trong phân cá giúp cây trồng bổ sung dinh dưỡng cực nhanh.

Sử dụng phân cá giúp tăng hương vị, mẫu mã và chất lượng cho cây ăn trái

Phân cá tốt nhưng giá trên thị trường thường rất đắt, vì vậy gần đây nhiều bà con đã áp dụng việc lấy công làm lãi bằng cách tự ủ phân cá. Tự ủ phân cá giá thành rất rẻ nhưng thời gian lâu và dễ gây ra mùi hôi thối nếu không xử lý đúng cách. Để ủ đúng cách, chúng ta cần bổ sung thêm men vi sinh phân giải protein.

Protein có trong xác cá sẽ được hai chủng vsv là Actinomicetes spp và Bacillus subtillis phân hủy nhanh tạo thành đạm hữu cơ chỉ trong thời gian 20 – 30 ngày. Đặc biệt khi ủ cá bằng hai chủng vi sinh này tuyệt đối sẽ không gây ra mùi hôi trong suốt quá trình ủ.

1. Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để ủ phân cá:

  • 100kg (cá nguyên con, đầu cá, ruột cá)
  • 10kg quả thơm (dứa) hoặc đu đủ xanh.
  • 500 ml men vi sinh 
  • Thùng hoặc thùng phuy loại 200l (lưu ý phải có nắp đậy).
Cách ủ phân cá bón cho cây trồng
Hình ảnh minh họa cách ủ cá làm phân trong thùng phuy

2. Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất:

  • Trộn đều  và vỏ thơm hoặc đu đủ xanh.
  • Hòa men vi sinh với 50l nước khuấy đều.
  • Tiếp đó cho cá vào phuy. Đổ hỗn hợp trên vào phuy sao cho nước ngập bề mặt cá. Dùng vỉ nén chặt không để cá nổi lên trên mặt nước.
  • Dùng vải mùng bịt kín sau 7 ngày đảo đều lại một lượt và đậy nắp kín lại (nhớ đục 1 lỗ nhỏ trên nắp thùng để thoát hơi).

Lưu ý: Nguyên liệu chỉ bỏ đầy 2/3 thùng, 1/3 thùng còn lại để chứa hơi trong quá trình phân hủy cá sinh ra. Trong quá trình ủ sẽ có mùi hôi ở 3-5 ngày đầu. Sau đó sẽ nghe mùi thơm của mắm nêm hoặc mắm ruốc là đạt. Thời gian phân hủy sẽ từ 20 – 30 ngày tùy thuộc vào cá nguyên liệu lớn hay bé, nhưng thường thì sau 60 ngày cá sẽ tan hoàn toàn và có thể cho sử dụng.

3. Công dụng của phân cá:

  • Bổ sung đạm cá hữu cơ giúp cây trồng ngay lập tức hấp thu và chuyển hóa thành dinh dưỡng.
  • Giúp cải tạo đất xấu, đất cát và đất bạc màu.
  • Sử dụng như một phương pháp trồng rau hữu cơ, giúp cây lớn nhanh, lá xanh dày, gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch.
  • Sử dụng cho cây ăn trái giúp gia tăng hương vị, mẫu mà và màu sắc trái
  • Có thể tưới gốc, phun lên lá đều cho hiệu quả nhanh chóng.
Kết quả đối chứng giữa hai khau rau có sử dụng phân ủ từ cá(bên phải), và không sử dụng phân ủ từ cá(bên trái)

4. Cách sử dụng

  • Sau khi ủ phân cá được 30 ngày có thể sử dụng để bón cho cây. Pha tỉ lệ 1/200 để tưới gốc và 1/300 để phun lá.
  • Thời điểm phun và tưới phân cá tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát (sau 5h chiều).

Câu hỏi thường gặp: Chế phẩm Men ủ cá mua ở đâu?

– Đặt hàng trực tiếp tại đây

– Gọi ngay theo số hotline 0978.497.345  để được hướng dẫn chi tiết.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Làm sao để nhận biết phân Kali thật và giả

Hiện nay phân bón giả đang làm cho bà con nông dân ở một số vùng phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Chứng kiến cảnh “tiền mất – tật mang” mà chẳng thể biết kêu ai của nhiều hộ nông dân khi mua sử dụng phải phân bón giả, nhất là Kali. Kali và các loại phân hỗn hợp NPK rất dễ làm giả do công nghệ sản xuất khá đơn giản.

 

Nhận biết kali thật giả
Một số loại phân Kali trên thị trường

Sinhhocvietnam.vn đã đăng một bài viết nói về 10 lời khuyên khi lựa chọn phân bón để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng từ các phân tích của các chuyên gia về phân bón. Bài viết hôm nay xin được chia sẻ thêm cho bà con một số cách để nhận biết các loại phân Kali thật – giả.

Phân hóa học Kali trên thị trường được chia làm hai nhóm chính: Kali đơn và Kali có trong hỗn hợp NPK.

– Phân Kali đơn gồm: Kali Clorua (MOP, KCl) chứa 60% K2O và Sulphate Kali (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O.

– Phân NPK gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của các cơ sở sản xuất.

Cách nhận biết một số loại Kali thật – giả

1. Phân Clorua Kali (MOP, KCl) chứa 60% K2O:

Đây là loại phân Kali đơn bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất. Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím hoặc màu trắng.

– Phần lớn bà con nông dân tin rằng: “Phân Clorua Kali có màu đỏ, ngược lại phân có màu đỏ là phân Kali”. Nhưng thực tế không phải cứ loại phân bón nào có màu đỏ, màu hồng cũng là phân Kali. Những loại phân Kali Clorua giả rất giống về mặt hình thức. Nhất là màu đỏ đặc trưng, nhưng chỉ có từ 10-30% K2O còn lại là muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ,…

Nhận biết phân Kali Clorua thật – giả:

Dấu hiệu nhận biết kali thật giả khi cho vào nước
Cách đơn giản để nhận biết phân đơn Kali Clorua thật – giả

2. Phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) chứa 50% K2O:

– Đặc điểm nhận biết: màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột.

– Phân Sulphate Kali (SOP, K2SO4) rất tốt cho các loại cây có múi, khoai tây, thuốc lá,… Là loại phân phải nhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến. Dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đá vôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng.

Cách phân biệt thật – giả: chỉ có thể phân biệt bằng cách hòa tan vào trong cốc nước trong và quan sát các biểu hiện.

Biểu hiện của kali khi cho vào nước
Nhận biết thật – giả phân Kali Sulphate bằng cách cho vào nước trong vầ quan sát

3. Đối với các loại phân hỗn hợp NPK:

Được chia làm 2 nhóm như sau:

–  Nhóm phân khoáng trộn: Được sản xuất bằng cách phối trộn các loại phân nguyên liệu chứa Đạm, Lân và Kali với nhau theo một tỷ lệ nhất định theo tiêu chuẩn đã công bố. Tạo thành một hỗn hợp phân bón với thành phần là các hạt chứa riêng rẽ từng loại dinh dưỡng.

Nhóm này có công nghệ sản xuất đơn giản, nhưng sản phẩm làm ra khó làm giả. Chỉ có thể làm kém chất lượng do người tiêu dùng có thể nhận biết bằng cảm quan từng thành phần phân bón có trong hỗn hợp (hạt Đạm, hạt Kali, hạt Lân…).

– Nhóm phân phức hợp: Được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ, trộn đều các loại nguyên liệu thành phần. Sau đó tạo thành dạng hạt tổng hợp mà mỗi hạt đều chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo một tỷ lệ nhất định đã được công bố.

Nhóm này tuy có công nghệ phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, hiện đại nhưng lại dễ bị các cơ sở sản xuất nhỏ khác lợi dụng làm giả, làm nhái bằng cách ve viên các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu… Tạo thành sản phẩm có hình dáng và màu sắc giống như hàng thật.

Lưu ý:

Nói chung, đối với các loại phân NPK rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

Với những chia sẻ ở trên. Sinhhocvietnam.vn hy vọng rằng bà con nông dân có thêm kinh nghiệm để có thể mua được những loại phân bón thật. Chất lượng tốt, góp phần tạo ra những vụ mùa bội thu.

Đăng bởi Để lại phản hồi

10 kinh nghiệm chọn phân bón tránh được hàng giả

Hiện nay nạn phân bón giả trôi nổi, hoành hành khắp mọi nơi gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung. Vì vậy, một số nhà khoa học cũng như chuyên gia trong lĩnh vực phân bón đã nghiên cứu và đúc kết ra một số cách thức lựa chọn phân bón cơ bản. Giúp cho bà con nông dân lựa chọn phân bón được dễ dàng hơn.

10 lời khuyên từ chuyên gia trong lựa chọn phân bón mà bà con có thể tham khảo:

  • 1. Không ham rẻ, khuyến mại cao. Vì nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là chất lượng thấp hoặc rởm, giả.
  • 2. Không sính ngoại, chúng ta đã chứng minh được dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau. Trong khi phân bón ngoại lại đắt hơn.
  • 3. Không mua phân bón bị vón cục, đóng rắn cứng ngắc hoặc chảy nước vì chúng đã bị biến đổi chất lượng.
  • 4. Chọn mua các loại phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử.
  • 5. Chọn phân bón chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Bởi cây trồng cần rất nhiều các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác ngoài NPK.
  • 6. Chọn phân bón phù hợp với cây trồng và đất. Ruộng chua ta phải dùng loại phân kiềm, nếu độ pH thấp không nên dùng các sản phẩm phân bón có gốc axít vì nó gây chua đất.
  • 7. Chọn phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng cây trồng cần như cầu các chất dinh dưỡng khác nhau.
  • 8. Chọn loại phân phù hợp với đối tượng cây trồng, đất trồng.
  • 9. Chọn loại phân bón tan chậm trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
  • 10. Chọn phân có giá thành 1% đơn vị dinh dưỡng thấp nhất. (chia giá thành 1kg phân bón cho tổng % dinh dưỡng ghi trên bao bì). Vậy nếu doanh nghiệp uy tín nhưng lại bán quá đắt bà con cũng không nên mua. Nên tìm doanh nghiệp uy tín khác có giá bán phù hợp hơn.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Phân Hủy Gốc Rạ – Giải pháp phân hủy chỉ sau 7 ngày

GIẢI PHÁP CHỐNG NGỘ ĐỘC HỮU CƠ TRÊN LÚA.

Để làm ra được hạt lúa, hạt gạo người nông dân phải rất vất vả, thức khuya dậy sớm và phải bỏ nhiều công sức vun trồng chăm bón để có được một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên việc quản lý sâu bệnh hại đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong vụ lúa Hè – Thu:

Do sản xuất liên tục trên 1 thửa ruộng mà rơm rạ không được xử lý, vùi vào đất phân hủy tiết ra các chất độc hại ( các chất hữu cơ đó như phenol, hydro sulfic, …). Nhất là vào vụ Hè – Thu thời gian nghỉ giữa hai vụ rất ngắn nên tình trạng lại càng trở nên trầm trọng hơn.

♦ Gốc rạ bị vùi xuống đất mà chưa kịp phân hủy gây ra một số vấn đề bà con thường gặp phải sau:

  • Lá lúa có màu vàng đỏ từ ngọn xuống, khô từ chóp lá lan dần xuống.
  • Lúa phát triển kém, đẻ nhánh ít.
  • Thân yếu có khuynh hướng dựng đứng.
  • Rễ bị thối đen, có mùi thối, không có rễ mới phát triển. ⇒ đó là biểu hiện của lúa bị NGỘ ĐỘC HỮU CƠ.

Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc hữu cơ là do thói quen xử lý rơm rạ chưa thật sự đúng của bà con

– Đốt rơm rạ ngay ruộng: Cách này sẽ giúp giải quyết được lượng gốc ra rất nhanh chóng và có cung cấp 1 ít kali cho đất. Tuy nhiên cách làm này sẽ tiêu diệt vsv trong đất và làm đất chai cứng qua từng năm ⇒ Nhanh nhưng không bền.

– Dùng máy lồng cỡ lớn trục nhận rơm rạ xuống bùn: Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay vì nó tiết kiệm được công xử lý rơm rạ. tuy nhiên đây là nguyên nhân chính làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ ⇒ Tiết kiệm công xử lý nhưng làm giảm năng suất.

” Nay, chúng tôi đưa đến cho bà con giải pháp xử lý rơm rạ ngay tại ruộng- lúa tuyệt đối không bị ngộ độc hữu cơ.”

  • Phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng.
  • Thời gian phân hủy chỉ mất 5 – 7 ngày.
  • Biến gốc rơm rạ thành phân bón hữu cơ, giúp giảm chi phí phân bón.
  • Tiêu diệt các mầm nấm bệnh có hại trong đất.
  • Những chân ruộng chua có tác dụng hạ phèn thay cho vôi.
  •  Và đặt biệt khắc phục hoàn toàn chứng nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ.

” Phân Hủy Gốc Rạ – giải pháp phân hủy chỉ sau 7 ngày.”

– GIẢM chi phí
– GIẢM sâu bệnh, đặc biệt là ngộ độc hữu cơ
– TĂNG năng suất.

 

Chỉ với 35.000/ 500m2 vấn đề của bạn đã được giả quyết
Việc bây giờ của bạn cần làm chỉ là:

Nhấc máy lên gọi 0978.497.345 – Thanh Ngà để được hướng dẫn đặt hàng.
Hoặc
Nhấn nút

BẠN ĐÃ SỞ HỮU NGAY GIẢI PHÁP CHO MÙA BỘI THU