Đăng bởi Để lại phản hồi

Ngăn chặn bệnh ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám

Bệnh ghẻ nói chung, ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám nói riêng gây hại và tàn phá nặng nề trên cây có múi. Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan và không dễ dàng kiểm soát được. Ghẻ rất dễ bùng phát thành dịch. Dịch ghẻ rất khó cứu nên cần đặc biệt chú ý đối với bệnh này. Đặc biệt nên chú ý quan sát cây khi ẩm độ trong vườn tăng cao, trời mưa xong lại nắng.

trieu-chung-benh-ghe-tren-cay-co-mui
Triệu chứng của bệnh ghẻ trên lá, cành và quả

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ghẻ:

– Bệnh ghẻ thường xuất hiện trên cành, lá non và trái, bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Ghẻ gồm 3 nhóm: ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám, những triệu chứng cụ thể như sau:

Biểu hiện của bệnh ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám
Biểu hiện bệnh ghẻ gây hại trên trái cây có múi

– Ghẻ loét: Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm bệnh màu vàng sáng nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt (quanh vết bệnh có viền màu vàng sáng).

– Ghẻ lõm: Đầu tiên vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lớn dần (viền màu nâu), bên trong vết bệnh có màu trắng xám (đôi khi có những chấm nhỏ màu đen). Trên trái vết bệnh màu nâu (viền nâu đậm), nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình dị dạng.

– Ghẻ nhám: Bệnh nhiễm rất sớm ở cành non, lá non và quả non. Vết bệnh ban đầu tròn, nhỏ (màu xanh nhạt), sau đó vết bệnh nhô lên (trên đỉnh có màu nâu nhạt).

Cách kiểm soát bệnh ghẻ:

Đối với ghẻ cần phải kiểm soát ngay tránh để bệnh lây lan trên diện rộng. Chúng thường xuất hiện sau đó lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo có mưa, ẩm độ tăng cao. Bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như mẫu mã của trái gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Bệnh bùng phát thành dịch không thể chữa mà chỉ có thể ngăn chặn nếu phát hiện từ sớm. Bệnh sẽ khô vết và nấm khuẩn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn nhờ chế phẩm sinh học. Chế phẩm được nghiên cứu bởi chủ tịch hiệp hội vi sinh Đông Nam Á GSTS.Kasem Soytong, người có 20 năm kinh nghiệm về nghiên cứu nấm Chaetomium.

Với nấm Chaetomium kết hợp với đồng nano, bộ đôi sản phẩm ELICITOR + SIÊU ĐỒNG có tác dụng:

  • Diệt khuẩn bằng siêu đồng, diệt nấm bằng elicitor, phòng chống lây lan bệnh ghẻ hiệu quả 100%.
  • Làm dừng và khô vết bệnh chỉ sau đúng một ngày sau phun.
  • Gia tăng hệ thống miễn dịch cho cây trồng ngăn ngừa bệnh ghẻ tái phát.

Đối với ghẻ cần phun định kỳ để phòng bệnh hơn là chữa. Phun phòng trước những đợt mưa nhiều giúp cây miễn dịch tốt hơn, giúp phòng chống được nguy cơ tái phát lại ở vết thương cũ. Tốt nhất nên phun phòng định kỳ 1 tháng/lần.

Nơi tiếp nhận thông tin tư vấn kỹ thuật:

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Kết quả sau 2 lần phun:

Kết quả của bệnh sau 2 lần phun, vết bệnh khô và dừng lây lan

Chú ý: Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm chỉ cần click vào tên của sản phẩm.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cẩm nang Phòng Trị Bệnh gây hại trên cây có múi

Nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và cách phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây có múi :

1. Bệnh loét.

– Nguyên nhân : Do vi khuẩn. Bệnh gây hại ở lá, trái, cành non, nặng nhất trong mùa mưa. Lúc đầu là một đốm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, sau thành nâu nhạt, chung quanh có quầng vàng.

– Phòng trị : Sử dụng ELICITOR 250 + CNX – SIÊU ĐỒNG,Hoặc có thể sữ dụng NANO BẠC + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

2. GHẺ NHÁM

– Nguyên nhân : Do nấm. Trên lá nốt ghẻ thường thấy ở mặt dưới, dạng tròn, nhô lên, màu nâu nhạt, lá bị biến dạng. Trên trái, cành non cũng có vết bệnh tương tự, nhưng thường liên kết nhau thành mảng lớn hoặc nhỏ.

– Phòng trị : Sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG, pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

3. Bồ hóng.

– Nguyên nhân : Nấm phủ trên mặt lá thành một lớp bồ hóng đen, có thể là những đốm nhỏ hoặc liên kết thành từng mảng. Bệnh phát triển theo chất thải của côn trùng chích hút.

– Phòng trị :Diệt côn trùng chích hút đồng thời cho phun ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

4. Bệnh da cám do nấm.

– Nguyên nhân : Do nấm, trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm nâu có viền vầng sáng vàng hơi lõm vô phiến lá và trái, sau đó làm bề mặt trái bị biến màu rất dễ lẫn lộn với hiện tượng trái bị da lu do nhện gây hại. Bệnh gây hại phổ biến ở giai đoạn trưởng thành và mang trái.

– Phòng trị : ELICITOR 250 + CNX – SĐ pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

5. Vàng lá gân xanh (Greening)

– Nguyên nhân : Do vi khuẩn. Lá già bị vàng nhưng gân vẫn còn xanh, lá non nhỏ lại, mọc thẳng đứng, khoảng cách giữa các lá ngắn lại. Trái nhỏ, méo mó, ruột trái bị lệch tâm.

– Phòng trị : Dùng CNX-RS diệt rầy chống cánh, phun thuốc tăng đề kháng cho cây bằng Phân bón lá sinh học A4

6. Vàng lá thối rễ.

– Nguyên nhân : Do nấm Phytophthora, Fusarium gây thối rễ, hủy hoại phần vỏ cây của rễ và gốc sát mặt đất làm cho cây không hấp thu được dinh dưỡng gây ra tình trạng vàng lá và biểu hiện cây chết chậm.

– Phòng trị : Sử dụng bộ sản phẩm đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ pha 200 lit nước, tưới hết phần đất bên dưới tán cây, vì rễ thường phân bổ bằng hoặc rộng hơn tán cây.

– Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.

– Với cây từ từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.

7. Thối gốc chảy mũ.

– Nguyên nhân : Do nấm gây ra. Vỏ cây ở vùng gốc xuất hiện những chỗ bị úng nước, thối nâu, sau đó khô, nứt chảy nhựa hôi. Bên trong mô gỗ cũng bị hóa nâu, thành sọc. Cây bệnh có tán lá vàng úa, sinh trưởng kém, năng suất thấp.

– Phòng trị : Dùng dao cạo sạch các vết thương chảy mũ, sau đó trộn ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG quét lên vết thương. Quét ngày 1 lần đến lúc vết thương khô hẳn.

8. Đốm đen trái.

Vết bệnh là những đốm tròn khoảng 2 – 3 mm lõm vô vỏ trái, viền của đốm có màu nâu, tâm đốm màu xám trắng có những chấm bào tử nhỏ màu đen bằng đầu kim. Bệnh thường gây hại khi trái khoảng 2 -3 tháng tuổi.

– Phòng trị : Sữ dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun 2 lần.

9. Thối trái do nấm.

– Nguyên nhân : Do nấm gây hại làm khô cành và rụng lá. Bệnh xuất hiện đầu tiên là các vết cháy màu nâu có viền vàng sau đó các vết bệnh phát triển liên kết lại tạo thành vết cháy lớn làm rụng lá. Nấm bệnh lây lan qua trái non làm thối nâu trái.

– Phòng trị : ELICITOR 250 + CNX-SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đẫm thân, cành , lá. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

10. Cháy lá vi khuẩn.

– Nguyên nhân : Do vi khuẩn. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm độ cao ở cuối mùa mưa. Gây cháy lá và chết cành nghiêm trọng khi cây đang mang trái, làm rụng trái, thất thu năng suất. Bệnh lây lan do côn trùng chích hút.

– Phòng trị : ELICITOR 250 + CNX-SĐ pha 200 lít nước phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

11. Rêu hại.

– Nguyên nhân : Sử dụng phân bón lá quá mức, lượng phân dư thừa lâu ngày dưới điều kiện ẩm thấp sẽ phát sinh rêu. Rêu phát triển nặng làm cản quang hợp, giảm sự hấp thu dinh dưỡng mới và cũng là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh hại.

– Phòng trị : Phun CNX-SIÊU ĐỒNG  500ml pha 200 lít nước.

12. Đốm mỡ ( Vết dầu )

– Nguyên nhân : Do nấm. Đầu tiên mặt trên lá có các đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang màu đen, ở mặt dưới lá nổi lên những mụn dộp hóa nâu đen và có màu giống như nhớt đen. Bệnh nặng trong mùa mưa chủ yếu trên lá sau đó lây lan sang hoa và trái làm trái bị biến dạng, mất màu, giảm phẩm chất, giảm năng suất.

– Phòng trị : ELICITOR 250 + CNX – SĐ pha 200 lít nước phun đẫm cành, lá. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

13. Tristeza.

– Nguyên nhân : Do vius (rầy mềm truyền bệnh). Lá dày, nhỏ, rìa lá hơi vàng và mặt lá sần sùi. Gân lá cong, trong suốt và sưng lên. Trên thân (cành) là những vết lõm làm phần gỗ bên trong bị vặn vẹo làm cây lùn, phát triển kém và lụi tàn dần.

– Phòng trị : Cắt bỏ những cành bệnh, sữ dụng 100gr CNX-RS + 30ml Phân bón lá sinh học A4 pha 50 lít nước phun diêt rầy mềm và tăng sức đề kháng cho cây.

Chú ý : click vào tên Sản Phẩm để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin liên quan:

>>Đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cam, quýt, bưởi

>>Phòng trừ bệnh greening (vàng lá gân xanh) trên cây có múi