Đăng bởi Để lại phản hồi

Toàn cảnh chuyến xuất Trung đầu tiên của sầu riêng Việt Nam

Hơn 100 tấn sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc xuất phát từ huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trên 6 container, của 5 doanh nghiệp.

Chiều 17/9, tại huyện Krông Pắc, thủ phủ sầu riêng của Đắk Lắk diễn ra lễ công bố xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trong lễ công bố lô sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc có 5 doanh nghiệp tham gia bao gồm Dũng Thái Sơn, Vạn Xuân Phát, Chánh Thu, Minh Thiện và CHH. Tổng số container sầu riêng xuất khẩu là 6 và khối lượng vào khoảng hơn 100 tấn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác tìm hiểu quy trình sơ chế, đóng gói sầu riêng tươi phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại kho của Công ty Dũng Thái Sơn. Tại đây, các quy trình vệ sinh được tuân thủ nghiêm ngặt, sầu riêng được phân loại, thổi sạch bằng hơi áp suất cao trước khi vào vệ sinh tiếp bằng bàn chải.

Đối tác của Dũng Thái Sơn là Công ty TNHH Cung ứng toàn cầu Việt Hải (Tô Châu), Tổng giám đốc của doanh nghiệp này, ông Lâm Long Đức khẳng định, phía Trung Quốc cũng tổ chức đón lô sầu riêng đặc biệt này.

Tại sự kiện này, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung đã trao chứng thư cho 5 doanh nghiệp đại diện là Dũng Thái Sơn, Vạn Xuân Phát, Chánh Thu, Minh Thiện và CHH.

Trước đó, vào ngày 11/7, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, sự kiện tại Đắk Lắk hôm nay ghi dấu những trái sầu riêng ngon lành của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, hiện diện trên các kệ hàng, bắt đầu hành trình tự tin chinh phục người tiêu dùng tại thị trường lớn nhất thế giới.

Theo Bộ trưởng, để có được những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch ngày hôm nay, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đã phải chuẩn bị kỹ lưỡng và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước, đáp ứng được tất cả yêu cầu nghiêm ngặt của phía đối tác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khẳng định, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, không phải đích đến cuối cùng, mà chỉ là những bước bắt đầu cho hành trình phát triển ngành hàng sầu riêng chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm, với tất cả các khâu, các quy trình đều được chuẩn hóa.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk được Hải quan Trung Quốc đánh giá cao

Các vùng sầu riêng tại Đắk Lắk đã được Hải quan Trung Quốc kiểm tra, đánh giá tốt, doanh nghiệp nóng lòng chờ ngày đưa trái sầu riêng đầu tiên sang đất nước tỷ dân.

Đã kiểm tra đánh giá trực tuyến xong 25 vùng trồng sầu riêng 

Vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Cục Bảo vệ thực Việt Nam đã tổ chức đánh giá trực tuyến đối với 25 vùng trồng sầu riêng của HTX Cây ăn trái Krông Pắc liên kết với Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn.

Ông Võ Ngọc Huy, Phó Giám đốc HTX Cây ăn trái Krông Pắc cho biết, đến nay phía Trung Quốc đã kiểm tra xong mã vùng trồng và đang đợi công bố kết quả. Theo ông Huy, HTX đã được kiểm tra với diện tích hơn 600ha, sản lượng ước đạt hơn 1.000 tấn.

Để công việc kiểm tra được thuận lợi hơn, những ngày này phía HTX đã phải chuẩn bị nhiều công việc khác nhau. Công tác kiểm tra nhiều cái HTX cũng bị động như tài liệu, một số yêu cầu từ phía GACC nhưng đơn vị đã cơ bản hoàn thành.

Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ HTX một số vấn đề trong khâu quy trình sản xuất. Quy trình 5K, người dân ra vào canh tác phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Ngoài ra, HTX cũng phải tuân thủ hồ sơ ghi chép, nhật ký canh tác theo yêu cầu từ phía Trung Quốc.

“Trong lúc kiểm tra thì công tác chuẩn bị, di chuyển giữa các vườn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là đường truyền tại các vườn, phải làm sao đảm bảo được mạng kết nối với phía Trung Quốc. Đến nay, phía Trung Quốc kiểm tra xong HTX đang đợi để đưa những quả sầu riêng đầu tiên đi đường chính ngạch”, ông Huy chia sẻ.

vùng trồng sầu riêng Đắk Lắk
Các thành viên HTX Cây ăn trái Krông Pắc phối hợp với phía Trung Quốc kiểm tra vườn sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

Cũng theo ông Huy, qua kiểm tra, nhân viên GACC đánh giá các vườn sầu riêng của HTX trái nhiều, to, tròn. Đặc biệt, các vườn sầu riêng của HTX đều đảm bảo về tiêu chí môi trường.

“HTX mong muốn có đầu ra ổn định. Để làm được việc này phải xây dựng được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Đặc biệt trong thời gian này HTX mong muốn phía Trung Quốc nhanh chóng cấp mã vùng trồng và công bố những đơn vị nào được xuất khẩu chính ngạch vì năm ngoái đơn vị cũng đã được phía Trung Quốc đánh giá. Nếu GACC không sớm cấp mã vùng trồng và doanh nghiệp được xuất khẩu sẽ trễ niên vụ 2022. Nếu vậy HTX cũng như doanh nghiệp liên kết sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Huy thông tin.

Là doanh nghiệp liên kết với HTX để xây dựng các vùng nguyên liệu xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cùng HTX đã chuẩn bị cho thời điểm lịch sử này từ năm 2020.

Công ty đã tổ chức tập huấn về công tác phòng ngừa Covid-19, tập huấn quy trình kỹ thuật, về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), cũng như tập huấn cho bà con về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn sầu riêng. Các vườn trồng phải luôn tuân thủ theo quy trình sản xuất của HTX cũng như Công ty ban hành.

Các bẫy sâu bệnh hại trên cây sầu riêng được phía Trung Quốc quan tâm. Ảnh: Quang Yên.

Ông Lê Anh Trung, Giám đốc vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn cho biết, do Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên GACC rất chú trọng về vấn đề công tác quản lý phòng ngừa dịch bệnh tại vườn trồng. Đặc biệt, các biện pháp xử lý, phòng ngừa quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn trồng, công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá tồn dư thuốc bảo vệ thực vật của sản phẩm nông nghiệp.

Trong đó, phía GACC tập trung các câu hỏi liên quan đến kiểm tra, điều tra phát hiện sinh vật gây hại (SVGH) định kỳ, ghi chép các loài sinh vật gây hại phát hiện và xử lý. Thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Sử dụng bẫy ruồi đục quả, các bố trí, kết quả bẫy và có bao trái không. Lưu hồ sơ kiểm soát SVGH… Đến nay GACC đã cơ bản kiểm tra xong vùng trồng, cơ sở đóng gói nhưng để đưa được quả sầu riêng đi đường chính ngạch vào nước này còn nhiều khó khăn.

“Dũng Thái Sơn là một trong những doanh nghiệp từng được phía Trung Quốc kiểm tra đủ điều kiện xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Tuy nhiên, đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa cho thí điểm xuất khẩu nên gây nhiều khó khăn, nhất là khi người dân tin tưởng phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện các yêu cầu do phía Trung Quốc đưa ra. Việc chậm trễ này nếu kéo dài dễ khiến người dân mất lòng tin vào doanh nghiệp, chính quyền. Do đó, chúng tôi đề xuất Bộ NN-PTNT đề nghị phía Trung Quốc sớm cho các doanh nghiệp đạt yêu cầu thí điểm xuất khẩu sầu riêng qua nước này”, ông Lê Anh Trung.

Chờ Trung Quốc công bố danh sách

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, phía GACC đã kiểm tra trực tuyến 38 mã vùng trồng sầu riêng và 6 cơ sở đóng gói của địa phương trong gần 15 ngày. Tổng diện tích được kiểm tra là 1.500ha.

Để chuẩn bị cho việc kiểm tra quy mô lớn này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX chuẩn bị hồ sơ để phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến theo các quy định về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói và các quy định tại Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Phía Trung Quốc kiểm tra HTX Cây ăn trái Krông Pắc. Ảnh: Quang Yên.

Qua các buổi kiểm tra trực tuyến của phía Trung Quốc bước đầu cho thấy các doanh nghiệp, HTX vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên kết quả phải chờ thông tin từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc công bố.

“Một số doanh nghiệp, HTX mà GACC đã kiểm tra trực tuyến đợt trước thì không kiểm tra lại. Toàn bộ vùng trồng và cơ sở đóng gói kiểm tra đợt này đều là các vùng trồng và cơ sở đóng gói mới thiết lập. Đơn vị đã hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện về quy trình thiết lập vùng trồng, quy trình thiết lập cơ sở đóng gói theo các Tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật và Nghị định thư. Trong thời gian tới Chi cục tiếp tục phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, chính quyền địa phương giám sát các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã được GACC kiểm tra để các vùng trồng, cơ sở đóng gói luôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của nước nhập khẩu”. Ông Lê Văn Thành, Chi Cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đăk Lăk cho biết.

Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa quả sầu riêng sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch. Ảnh: Quang Yên.

Vị Chi cục trưởng cho biết thêm, Đắk Lắk là địa phương có diện tích lớn nhất được GACC kiểm tra trong đợt này. Để chuẩn bị cho việc kiểm tra, hơn một năm trước, Đắk Lắk đã mời các chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật vào địa phương hướng dẫn.

“Quá trình kiểm tra GACC luôn quan tâm đến phòng chống dịch Covid-19, vệ sinh an toàn thực phẩm và sâu bệnh hại. Về lâu dài, khi Trung Quốc đồng ý cho sầu riêng đi chính ngạch thì cả một khối lượng công việc rất lớn. Do đó, để việc xuất khẩu được lâu dài thì cần quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc kiểm soát vùng trồng, sâu bệnh hại…

Đây là lần đầu tiên Đăk Lăk được kiểm tra diện tích vùng trồng lớn như thế nên cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến nay các mã vùng đăng ký đã kiểm tra xong và chờ phía Trung Quốc công bố danh sách những đơn vị đạt yêu cầu”, ông Thành chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, năm 2021 địa phương đăng ký xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 3 loại là sầu riêng, chanh leo và khoai lang tím Nhật. Địa phương có hơn 1.000ha chanh leo. Hiện loại trái cây này đã được cho xuất khẩu thí điểm qua 7 cửa khẩu. Tuy nhiên, thời gian này Đắk Lắk đang bước vào thời điểm thu hoạch sầu riêng do đó địa phương ưu tiên cho mặt hàng này. Sau khi xong sầu riêng, thời gian tới Chi cục sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn, quy trình để xuất khẩu chanh leo cho doanh nghiệp, HTX, người dân.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc điểm và giải pháp phòng trị các loại sâu hại cây sầu riêng

Để có một mùa vụ bội thu, có những quả sầu riêng thơm, ngon, sạch đến tay người tiêu dùng. Bà con cần phải chăm chút từng li từng tí từ khi xuống giống đến khi thu hoạch được. Trong quá trình chăm sóc sầu riêng, ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn về thời tiết, kỹ thuật chăm sóc cũng như các loại sâu bệnh hoành hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ bà con biết về các loại sâu hại cây sầu riêng và có biện pháp ngăn chặn kịp thời để cây sinh trưởng khỏe mạnh, tạo ra năng suất, chất lượng cao.

1. Sâu hại cây sầu riêng – Sâu ăn bông

1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Là loại sâu hại phổ biến trong các vườn sầu riêng đang ra bông. Sâu thuộc họ Limantradae, bộ Lepidoptera. Thành trùng là một loại bướm vàng nhạt, có chiều dài sải cánh khoảng 28-30mm.

Bướm cái đẻ trứng trên chùm bông, mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng, ấu trùng nở ra đục vào bên trong bông ăn cánh hoa, nhị đực và nhụy cái làm bông bị rụng.

Sâu có nhiều lông tơ, đầu màu đỏ, trên lưng có 1 sọc đỏ, 2 bên hông có 2 sọc vàng. Thường xuất hiện trên những chùm bông to dày nên khó phát hiện, chỉ phát hiện được khi sâu ăn ra ngoài chùm bông.

1.2. Dấu hiệu nhận biết

Trên hoa có nhiều lỗ đục, phần cuống hoa và vị trí sâu đục có những đám phân đen đùn ra ngoài.

Sầu riêng bị sâu ăn bông gây hại
Sầu riêng bị sâu ăn bông gây hại

Ấu trùng giai đoạn 3, 4 tấn công mạnh nhất sẽ bò từ hoa lên thân cành đồng thời tạo kén bông kết dính lại.

1.3. Giải pháp

Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn sầu riêng làm bông. Cần phải loại bỏ những chùm hoa bị sâu ăn ra khỏi vườn.

Để phòng trừ và xử lý sâu ăn bông trên sầu riêng cần phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA.

2. Sâu hại cây sầu riêngSâu đục trái

2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Sâu đục trái sầu riêng là ấu trùng của một loài thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ấu trùng thường có màu hồng hoặc tím, dài khoảng 10-22mm.

Con trưởng thành thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra sẽ tấn công vào vỏ trái rồi ăn sâu vào bên trong phần thịt trái. Chúng phá hại từ lúc trái non đến khi trái sắp thu, nhưng mạnh nhất là giai đoạn trái tạo cơm.

2.2. Dấu hiệu nhận biết

Khi sâu đục vào bên trong sẽ đùn phân ra ngoài, những vị trí này khi gặp thời tiết mưa ẩm sẽ mở đường cho nấm khuẩn tấn công vào gây thối quả.

Sầu riêng bị sâu đục trái gây hại
Sầu riêng bị sâu đục trái gây hại

Những trái sầu riêng bị sâu đục sẽ bị biến dạng, không phát triển, hỏng cơm, thối và rụng.

2.3. Giải pháp

Những trái sầu riêng đã bị sâu đục còn trên đây hoặc đã rụng thì cần thu gom mang đi tiêu hủy, diệt hết ấu trùng còn bên trong.

Sau đó sử dụng chế phẩm trừ sâu WAO AKA phun ướt đẫm thân cành lá, quả. Phun liên tục 3 lần cách nhau 3-5 ngày và phun định kỳ trong suốt thời gian nuôi trái.

Cắt tỉa cành lá hợp lý, tạo thông thoáng, có thể bao trái để hạn chế sâu hại tấn công.

3. Sâu hại cây sầu riêngRầy nhảy

3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara maleyensis thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera. Rầy trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, toàn thân màu vàng nhạt, cánh trong suốt.

Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng, ở trong mô lá non còn xếp lại. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn, màu vàng nhạt.

Rầy non mới nở màu vàng, di chuyển chậm, từ tuổi 2 trở lên trên cơ thể ấu trùng có phủ một lớp sáp mỏng và các tua sáp trắng như bông kéo dài ở cuối thân.

Rầy nhảy gây hại sầu riêng
Rầy nhảy gây hại sầu riêng

3.2. Dấu hiệu nhận biết

Rầy xanh chích hút đọt non khiến lá cháy xoăn mép, khô dần rồi rụng. Đọt non rụng hết lá sẽ trơ ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ở những lá bị nhẹ sẽ có các vết đốm nhỏ, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây bệnh.

3.3. Giải pháp

Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun nước mạnh lên các trồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.

Thăm vườn thường xuyên, nhất là giai đoạn sầu riêng ra đọt non để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Cần phun phòng định kỳ cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng cách sử dụng CNX RS kết hợp với Amino acid

4. Sâu hại cây sầu riêngRệp sáp phấn

4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Rệp sáp có lớp sáp trắng bao phủ quanh thân. Gây hại trên trái còn non. Bằng cách bám vào cuống trái hoặc các rãnh giữa gai để hút nhựa, làm cho trái phát triển kém, bị biến dạng hay rụng. Tiết mật tạp là điều kiện nấm bồ hóng phát triển.

4.2. Dấu hiệu nhận biết

Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

Hoa sầu riêng bị rệp sáp gây hại
Hoa sầu riêng bị rệp sáp gây hại

Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển.

Trái sầu riêng bị rệp sáp gây hại
Trái sầu riêng bị rệp sáp gây hại

Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.

Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.

4.3. Giải pháp

Cắt tỉa, vệ sinh vườn thông thoáng để dễ phát hiện khi có rệp tấn công.

Bà con tiến hành bao trái.

Áp dụng biện pháp sinh học duy trì những loại thiên địch có sẵn trong thiên nhiên như bọ rùa, ong để chúng ăn thịt rệp.

Khi phát hiện có nhiều rệp tấn công dụng CNX RS kết hợp với Amino acid phun xịt đều lên các cành có rệp để diệt chúng.

Bón phân cân đối, giữ ẩm cho vườn vào mùa khô bằng cách phủ rơm hoặc cỏ lên trên đất.

5. Sâu hại cây sầu riêngNhện đỏ

5.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Nhện đỏ hại sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3-0,35mm), màu cam hay đỏ sậm, trên cơ thể có nhiều lông cứng. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó quan sát bằng mắt thường.

Một con nhện cái có thể đẻ 20-50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.

Thời tiết càng nắng nóng hay càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn khiến cho mật số nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.

5.2. Dấu hiệu nhận biết

Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, gây hại bằng cách ăn biểu bì lá. Nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá non và cả lá già, sống và chích hút ở 2 mặt lá (mặt dưới nhiều hơn). Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết. Nếu mật số cao nhện cũng gây hại trên vỏ trái làm vỏ sần sùi, màu vỏ xấu.

Sầu riêng bị nhện đỏ gây hại
Sầu riêng bị nhện đỏ gây hại

5.3. Giải pháp

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu hại và có hướng giải quyết kịp thời.

Cần loại bỏ cây bị sâu hại nặng ra khỏi vườn để tránh lây lan.

Cần phải phun phòng cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng chế phẩm sinh học CNX RS. Kết hợp với bổ dung dinh dưỡng qua lá bằng Amino acid. Để nâng cao sức đề kháng cho cây trồng.

Nhìn chung các loại sâu hại trên cây sầu riêng đều ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây cũng như năng suất và chất lượng trái. Vì vậy điều quan trọng là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề trên sầu riêng hoặc cây trồng khác. Để lại thông tin để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí!



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Nguyên nhân và giải pháp đặc trị cháy lá chết ngọn sầu riêng

    Cháy lá chết ngọn sầu riêng là một bệnh hại xuất hiện thường xuyên ở cả giai đoạn vườn ươm lẫn giai đoạn cây ra hoa đậu trái. Cháy lá chết ngọn sầu riêng có khả năng lây lan nhanh và khiến cây ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn cây con bệnh có thể làm cây chết. Cần phải kiểm tra dấu hiệu phát bệnh và tìm ra cách phòng trừ hiệu quả. Đảm bảo cho cây giống được sinh trưởng và phát triển tốt nhất giúp vườn cây cho năng suất ổn định.

    1. Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 độC. Nấm phát triển kém ở 35 độC và ngưng phát triển ở 100 độC.

    Ở lá khi đưa các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao sẽ làm mỏng lá do lá có xu hướng hút nước nhiều hơn. Ở thời điểm cây non lá yếu thường dễ bị nấm bệnh tấn công.

    Bộ rễ kém phát triển, bị tổn thương do gặp điều kiện nhiệt độ cao, rễ không kịp hút nước để cung cấp cho quá trình thoát hơi nước của lá làm cho lá bị cháy.

    Đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém.

    2. Triệu chứng của bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng

    Khi bị nấm tấn công, các phần non của lá sẽ xuất hiện những vết bệnh nhỏ và bỏng nước, lá có màu xanh đậm hơn.

    Sau khi bệnh phát triển nặng sẽ xuất hiện những mảng vết bệnh khô có màu nâu sáng, bên ngoài viền có màu nâu tối.

    Sầu riêng bị cháy lá chết ngọn
    Sầu riêng bị cháy lá chết ngọn

    Những cây con bị nặng thường bị rụng hết lá khiến cây chỉ còn cành trơ trụi. Cây không thể tiếp tục quang hợp lên làm cho đọt cây non và đọt cây tháp bị thối đen.

    Những cây sầu riêng lớn trên lá thường có dấu hiệu phát bệnh sớm, bệnh thường phát sinh ở những cành nhiều lá. Ban đầu chỉ là những vết bệnh nhỏ dần dần làm cho cành và nhánh cây bị nhỏ lại. Các lá bệnh thường kết dính theo chùm lại với nhau như tổ kiến, khi bị nặng lá thường rụng.

    3. Các biện pháp phòng trừ

    3.1. Biện pháp trị bệnh

    Khi vườn bị bệnh bà con tiến hành cắt tỉa cành bị bệnh, sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm ngọn, lá cây.

    Nếu bệnh phát triển mạnh thì có thể phun lại sau 5-7 ngày.

    Chú ý khi phun thuốc: Cần phun được tới tận ngọn cây. Phun khi cây đã ráo sương, ráo nước sau mưa hoặc phun vào buổi chiều mát.

    3.2. Biện pháp phòng bệnh

    Bố trí vườn ươm với mật độ vừa phải, không nên xếp quá dày, chế độ tưới tiêu hợp lý, không nên tưới quá nhiều.

    Bà con tăng cường sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với nấm WAO Trichoderma để cải tạo độ tơi xốp ban đầu, tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật hoạt động. Bổ sung chất hữu cơ để thực hiện chức năng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất.

    Bổ sung nấm cộng sinh bằng việc sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ nhằm hỗ trợ bộ rễ, tăng lượng vi sinh vật có ích để phân giải chất hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân. Đồng thời bổ sung vi sinh vật đối kháng để hạn chế vi sinh vật có hại nhằm giảm dịch hại cho cây trồng. Cung cấp đầy đủ khoáng chất có gốc hữu cơ để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

    Vệ sinh vườn thường xuyên để giảm mật số mầm bệnh.

    Tìm hiểu thêm: Sâu bệnh cây sầu riêng, cách trị sâu bệnh cho cây sầu riêng

    Để lại thông tin vào Form dưới nếu vườn bạn đang gặp vấn đề cần hỗ trợ !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Biện pháp hạn chế hiệu quả bệnh thán thư trên sầu riêng

      Hiện nay, sầu riêng có giá cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Để giữ vững năng suất, sản lượng và chất lượng thì nhà vườn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, cũng như phòng trừ sâu bệnh. Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại mạnh trên sầu riêng. Bệnh gây hại trực tiếp đến các bộ phận của cây như lá, hoa, trái non. Cây trồng bị bệnh nặng sẽ rụng nhiều lá, cây còi cọc, kém phát triển.

      1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên sầu riêng

      Bệnh thán thư trên sầu riêng do nấm Colletotrichum spp gây ra.

      Bệnh tồn tại trên lá dưới dạng sợi hoặc bào tử, nên rất dễ lây lan theo đường mưa hoặc gió. Vì thế, bệnh gây hại quanh năm nhưng thường nặng trong mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm có nhiệt độ khá cao, ẩm độ không khí cao. Đặc biệt bệnh thường xâm nhiễm mạnh ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

      Bệnh xuất hiện ở vườn cây chăm sóc kém, thiếu phân, nước tưới không đầy đủ thì bệnh sẽ gây hại nặng hơn, vì khi lá thiếu dinh dưỡng, lá mỏng thì nấm bệnh dễ dàng tấn công.

      2. Triệu chứng và tác hại của bệnh thán thư trên sầu riêng

      Trên lá: Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan dần vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Lá và đọt non bị bệnh sẽ bị khô cháy và rụng sớm. Bệnh nặng sẽ làm lá bị rụng nhiều, lá ngừng sinh trưởng khiến rễ chịu áp lực lớn. Do đó cây sẽ bị mất sức, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

      Triệu chứng thán thư ở lá sầu riêng

      Trên hoa: Những bông bị nấm tấn công sẽ xuất hiện vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này dần dần chuyển màu đen và lan rộng dần ra. Sau đó làm hoa bị rụng.

      Triệu chứng bệnh thán thư gây hại hoa sầu riêng
      Triệu chứng bệnh thán thư gây hại hoa sầu riêng

      3. Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên sầu riêng

      3.1. Trị bệnh

      Khi thấy vườn xuất hiện bệnh thán thư cần tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả bị nhiễm bệnh rồi đem đi tiêu hủy, tránh lây lan cho những cành cây khác.

      Sau đó, sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

      3.2. Phòng bệnh

      • Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho vườn thông thoáng, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng nhằm hạn chế nấm khuẩn phát triển.
      • Bón phân đầy đủ và cân đối. Tăng cường vi lượng cho cây bằng phân bón lá vào giai đoạn trước khi cây ra hoa. Việc đó sẽ giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.
      • Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
      • Bón phân chuồng được ủ hoai mục với nấm Trichoderma kết hợp phân bón NPK hữu cơ Hàn Quốc để cây phát triển tốt, hạn chế bệnh phát triển.
      • Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

      >> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

      Bạn cần biết:

      Nếu bạn cần hỗ trợ về cách xử lý thán thư trên sầu riêng hay bất cứ cây trồng nào hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng và biện pháp phòng trị

        Bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng là một trong những căn bệnh phổ biến. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi bệnh xuất hiện cần có biện pháp xử lý kịp thời để bệnh không làm ảnh hưởng đến năng suất.
        Những dấu hiệu ban đầu của bệnh cụ thể như thế nào, cách phòng ra sao, mời bà con cùng tham khảo chi tiết bài dưới đây.

        1. Triệu chứng bệnh đốm mắt cua cây sầu riêng

        Vết bệnh trên lá:

        Những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh dốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo.

        Biểu hiện đốm mắt cua ở lá sầu riêng
        Biểu hiện đốm mắt cua ở lá sầu riêng

        Vết bệnh trên quả:

        Những quả bị nấm xâm nhập sẽ bị nấm đen từng vùng hoặc hết cả quả. Vết bệnh xù xì màu nâu, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng..

        2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng

        Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv gây ra.

        • Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20-30 độ C) và độ ẩm cao. Bệnh gây hại nặng ở những cây non, lá non.
        • Bệnh chủ yếu lây lan qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, con người (tay chân, quần áo).
        • Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương là nơi vi khuẩn gây ra bệnh đốm mắt cua dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

        3. Cách phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên sầu riêng

        Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão. Chủ động phòng bằng cách phun Siêu đồng kết hợp với Vaccin (tác dụng phòng và trị bệnh đốm mắt cua an toàn mà không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe người sử dụng).

        Bộ sản phẩm chuyên trị đốm mắt cua trên cây sầu riêng

        Để tăng sức đề kháng cho cây bà con cần phải đảm bảo yếu tố cân đối và đầy đủ dinh dưỡng giữa phân đa, trung vi lượng. Cung cấp dinh dưỡng vi lượng thông qua lá theo các thời kỳ sinh trưởng của cây. Không để cây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thời kỳ ra quả non.

        Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng là bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát, khiến cây ngừng sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất. Cho nên chăm sóc tốt và áp dụng những biện pháp phòng trừ bệnh này là điều bà con không nên bỏ qua.

        Đọc thêm: Sâu bệnh cây sầu riêng, cách trị sâu bệnh cho cây sầu riêng

        Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề, để lại thông tin vào Form bên dưới để được kỹ thuật hỗ trợ miễn phí !



          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Vàng lá thối rễ sầu riêng và biện pháp khắc phục triệt để

          Vàng lá thối rê sầu riêng

          Những năm gần đây, Sầu riêng được mở rộng diện tích do nó có giá trị kinh tế cao . Sầu riêng thường được trồng nhiều ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ. Việc mở rộng diện tích khiến cho sâu bệnh lây lan nhanh chóng. Một trong số đó là Vàng lá thối rễ sầu riêng.

          1. Dấu hiệu nhận biết vàng lá thối rễ sầu riêng

          • Biểu hiện trên lá : Vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây. Triệu chứng xuất hiện trên lá non, sau đó đến các lá già. Khi cây bị bệnh bị lay động mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.
          Sầu riêng bị vàng lá
          • Biểu hiện ở rễ : Khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ bị thối màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi phần thân. Phần rễ bị tổn thương, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, xơ xác.
          Sầu riêng bị thối rễ

          2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng

          Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra. Trong đó Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.

          Đất bị chua, bị phèn:

          Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, cây không lấy được dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây vàng lá thối rễ.

          Đất sét, ít hữu cơ:

           Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm. Vì thế, gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm vàng lá thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu. Khi cây suy yếu là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây vàng lá thối rễ.

          Đất vườn kém thoát nước vào mùa mưa :

          Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, mực nước trong vườn quá cao sẽ làm chết Vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp. Nó làm cho rễ bị phân hủy và khiến chúng không thể cung cấp chất dinh dưỡng và nước thiết yếu cho cây.. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối và tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước. Mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

          3. Biện pháp phòng ngừa vàng lá thối rễ sầu riêng

          Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng cần phải tiến hành cắt bỏ những cành bị vàng để giảm áp lực cho rễ. Xới đất xung quanh gốc cho tơi, tránh làm đứt rễ. Sau đó tưới kết hợp giữa diệt nấm, tái tạo lại hễ rễ và bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng WAO BOOM. Bà con nên nhớ trong thời gian cây bị vàng lá thối rễ tuyệt đối không được bón NPK. Sau khoảng 20 ngày có thể bón phân bón với liều lượng nhỏ hoặc pha loãng. Sau đó tăng dần lượng bón lên để cây thích nghi dần. Muốn cây phục hồi nhanh hơn thì bón trung vi lượng SAO ĐỎ và phun PHÂN BÓN LÁ A4.

          Sau khi xử lý bệnh trong vườn cần phải lên liếp cao cho cây, có mương thoát nước giữa các cây để tránh ngập úng vào mùa mưa.

          Cần tưới đầy đủ trong mùa khô để cây tránh bị sốc nước. Hạn chế tưới phun lên tán. Nước tưới phải đảm bảo không có nguồn bệnh.

          Để lại thông tin vào form bên dưới nếu bạn cần kỹ thuật viên hỗ trợ xử lý các vấn đề trên cây trồng !



            Đăng bởi Để lại phản hồi

            Sầu riêng bị vàng lá do những nguyên nhân nào?

            Cây sầu riêng bị vàng lá là dấu hiệu cho thấy cây đang gặp vấn đề. Nhưng vấn đề này xuất phát đâu? Hãy cùng xem xét 4 nguyên nhân dưới đây để biết cây sầu riêng của bạn đang gặp tình trạng gì để có giải pháp xử lý đúng và kịp thời.

            1. Sầu riêng bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

            Sầu riêng cũng như tất cả các loại cây trồng khác. Cây cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đa, trung và vi lượng để có thể phát triển tốt, lá xanh, cây khỏe, nhiều hoa trái.

            Nếu cây sầu riêng bị thiếu dinh dưỡng, ở các lá già hoặc lá non sẽ có biểu hiện teo nhỏ, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu. Đầu lá bị khô, lá biến dạng và rụng nhiều. Tùy thuộc vào loại dinh dưỡng mà cây trồng thiếu cây sẽ có biểu hiện riêng.

            Biểu hiện lá sầu riêng thiếu dinh dưỡng
            Biểu hiện lá sầu riêng thiếu dinh dưỡng

            Cây sầu riêng bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng sẽ có các biểu hiện giống nhau trên toàn bộ cây. Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng còn làm các cành còi cọc kém phát triển, cây không lớn, ít đọt non, dễ nhiễm bệnh.

            2. Vàng lá do nhiễm nấm

            Sầu riêng là một trong những loại cây có nhiều bệnh do nấm gây ra nhất. Có thể kể đến một số loại nấm tấn công gây vàng lá sầu riêng như nấm Colletotrichum spp, Phomopsis durionis,…

            Lá sầu riêng bị nhiễm nấm sẽ có các vết đốm hoại tử trên phiến lá, xung quanh có các quầng vàng, hoặc phần phiến lá có màu nâu đậm lan dần từ ngoài vào, những nơi chưa bị sẽ có màu vàng. Lá sầu riêng nấm gây hại sẽ rụng dần gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây khó sinh trưởng và phát triển tốt.

            Sầu riêng bị vàng lá do nhiễm nấm sẽ xuất hiện ở một vài cây đầu tiên sau đó sẽ lan dần ra toàn vườn nếu không được xử lý sớm và đúng cách.

            Nấm Phomopsis Durionis tấn công lá sầu riêng
            Nấm Phomopsis Durionis tấn công lá sầu riêng

            3. Vàng lá do nhện đỏ tấn công

            Lá sầu riêng bị nhện tấn công sẽ có những chấm trắng nhỏ li ti, lá có màu vàng nhạt do bị nhện ăn mất diệp lục. Lá bị nặng chuyển sang màu vàng xám giống như có lớp bụi bám trên bề mặt, lá sẽ khô dần rồi rụng.

            Nhện đỏ tấn công làm lá sầu riêng mất diệp lục
            Nhện đỏ tấn công làm lá sầu riêng mất diệp lục

            Nhện đỏ tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá và phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp.

            Lá sầu riêng bị nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây. Đặc biệt vào thời kì làm bông nếu gặp nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái, cây suy yếu – thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng bông và trái non.

            4. Sầu riêng bị vàng lá do thối rễ

            Thối rễ là tình trạng thường gặp trên các vườn sầu riêng đặc biệt là sầu riêng đang trong giai đoạn kiến thiết. Nấm Phytophthora và Fusarium tồn tại sẵn trong đất trồng sẽ tấn công rễ cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi nấm tấn công làm thối rễ lá cây sẽ chuyển màu vàng, vàng cả gân lá và phiến lá. Lá thường vàng từ trên đọt non xuống đến lá già và vàng theo các cành trên cây, không vàng đồng loạt cả cây.

            Hiện tượng vàng lá này xuất phát từ việc rễ cây bị thối nên không thể lấy được nước và dinh dưỡng đưa lên trên khiến cây thiếu nước, thiết chất, lá ngả vàng rồi rụng dần. Trường hợp nặng cây sẽ chết.

            Cây sầu riêng bị thối rễ dẫn đến vàng lá
            Cây sầu riêng bị thối rễ dẫn đến vàng lá

            Bệnh vàng lá thối rễ là một bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như năng suất và chất lượng của cây. Nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ chết và có nguy cơ lây lan ra toàn vườn.

            Trên đây là một số nguyên nhân khiến cây sầu riêng vàng lá. Bà con cần xem xét thật kỹ để xác định đúng bệnh cho cây và có cách xử lý phù hợp nhất.

            Đọc thêm: Cách nhận biết thừa thiếu dinh dưỡng thiết yếu và cách bổ sung cho cây trồng

            Đăng ký để được hỗ trợ xử lý đúng và hiệu quả khi cây trồng của bạn có các dấu hiệu vàng lá!



              Đăng bởi Để lại phản hồi

              Nứt thân xì mủ sầu riêng và biện pháp phòng trị

              Nứt thân xì mủ là bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng, bệnh thường gây hại mạnh ở những vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa đậu quả của cây. Nếu không nắm rõ các tác nhân, triệu chứng và giải pháp chữa bệnh, bệnh sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà vườn.

              1. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển bệnh

              Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Chúng tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Đặc biệt là vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh. Chúng gây bệnh trên hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả.

              Nấm phytophthora sp phát triển mạnh trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố trồng thấp nên gốc luôn bị ẩm, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém, bón phân thừa đạm…

              Nấm Phytophthora làm thối vỏ và chảy mủ
              Nấm Phytophthora làm thối vỏ và chảy mủ

              Do vườn trồng sầu riêng trên nền đất cũ trước đó đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như là cây cao su, hồ tiêu, dừa,…

              Nấm gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, có độ ẩm cao, mưa gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặc của các nhà vườn, vườn sầu riêng trồng thấp, hệ thống thoát nước kém nên khi nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống thì sẽ tích tụ mầm bệnh vào đất. Khi sầu riêng bị ngập nước thì càng dễ tích tụ mầm bệnh.

              Do bà con không kiểm tra vườn thường xuyên nên không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

              2. Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

              Ở rễ: Rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây không phát triển.

              Ở thân, cành: Thân cây phía chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển.

              Biểu hiện cây sầu riêng bị nứt thân xì mủ
              Biểu hiện cây sầu riêng bị nứt thân xì mủ

              Ở lá: Đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

              Ở trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

              3. Các biện pháp xử lí bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

              3.1. Biện pháp trị bệnh

              Sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin pha với 200 lít nước phun ướt đều lá, cành, thân cây, trái. Bà con cho phun xịt 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

              Sử dụng 2 sản phẩm này quét lên vết bệnh đã cạo sạch, quét trực tiếp lên trên vết bệnh liên tục 3 – 4 ngày. Mỗi ngày quét một lần trước 9h sáng.

              3.2. Biện pháp phòng bệnh

              • Đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, không để nước ứ đọng lâu ngày trong gốc. Tưới bằng nguồn nước sạch.
              • Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống, để có ánh nắng, giảm áp lực phát sinh bệnh.
              • Không đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.
              • Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
              • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa để giữ ẩm cho cây.
              • Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.

              >>>Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm xin vui lòng click vào tên sản phẩm.

              Có thể bạn cần biết:

              Mọi thắc mắc và gặp vấn đề khi trồng cây sầu riêng bà con vui lòng điền vào form dưới:



                Đăng bởi Để lại phản hồi

                Cách cứu cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ

                Cây sầu riêng là một loại cây trồng kinh tế, chúng là một nguồn thu nhập lớn cho nhà vườn. Tuy nhiên cây sầu riêng rất nhiều bệnh, đặc biệt là các loại bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Nguy hiểm nhất là khi cây sầu riêng bị thối rễ.

                Cây sầu riêng bị thối rễ rất nguy hiểm. Chúng làm cho cây sầu riêng bị vàng lá, vàng ngọn, sau một thời gian lá sẽ rụng.

                biểu hiện sầu riêng vàng lá thối rễ
                Biểu hiện của cây sầu riêng bị vàng lá do thối rễ

                Khi cây sầu riêng trong vườn xuất hiện những biểu hiện trên, bà con cần kiểm tra rễ. Rễ cây sầu riêng bị thối sẽ có màu đen, võ bị bong ra khỏi phần lõi, nếu ngửi sẽ thấy có mùi hôi. Trên thân cây nếu có vết thương hở, sẽ xảy ra hiện tượng xì mủ, trên trái bị thối nhũn do nấm tấn công,…

                Xem thêm: 3 nguyên tắc khi chữa bệnh vàng lá thối rễ

                rễ sầu riêng bị thối
                Biểu hiện rễ cây sầu riêng bị thối

                Để xử lý được cây sầu riêng vàng lá thối rễ cần xử lý theo 3 bước sau đây:

                Bước 1: Cào xới phần đất xung quanh tán cây để phát hiện ra những vùng rễ cây bị thối nhiều nhất (thường thì rễ cây bị thối tương ứng với các ngọn non bị vàng). Cào lớp đất này lên sau đó trộn với một ít vôi bột và phân chuồng rãi đều. Tưới nước 2 – 3 lần trong vòng 10 ngày để nâng pH, phá vỡ môi trường sống của nấm bệnh.

                Bước 2: Sau 15 ngày sử dụng bộ sản phẩm nấm đối kháng chuyên diệt nấm Phytophthora và Fusarium tưới 2 lần cách nhau 7 ngày để diệt hết nấm bệnh sau đó kích thích, tái tạo lại bộ rễ cho cây sầu riêng.

                Cây sầu riêng sau khi xử lý 20 ngày

                Bước 3: Khoảng 20 ngày, sau khi kiểm tra rễ non mới ra đã ngã màu vàng thì tưới 1 lượt Axit Humic để vừa kích cho rễ khỏe hơn vừa cung cấp cho cây 1 lượng dinh dưỡng dễ tan vừa đủ cho cây nuôi lứa đọt mới.

                Cây sầu riêng sau khi xử lý 30 ngày

                Bước 4: Khoảng 30 ngày khi rễ cây sầu riêng ra đã có màu vàng thì chúng ta tiến hành phun phân bón lá ở dạng amino acid để cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng cho cây phục hồi nhanh hơn. Phun đều đặn 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

                Lưu ý: tránh không phun phân bón lá trong giai đoạn cây đang thối rễ vì rất dễ gây phản tác dụng gây chết cây.