Hiện tượng vàng lá thối rễ thường gặp phổ biến trên các nhóm cây ăn quả thân gỗ nói chung, cây na nói riêng. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây na. Do đó cần xác định nguyên nhân để có giải pháp phòng trị phù hợp, hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây na
- Do các chủng nấm gây bệnh hại rễ bao gồm Fusarium, Phytophthora. Các chủng nấm thường tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản mạnh, gây hại trực tiếp hệ thống rễ làm thối đen, thối nhũn mạch dẫn của bộ rễ, phá hủy hoàn toàn bộ rễ làm mất chức năng sinh lý bộ rễ. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp, đất thiếu oxy, kém tơi xốp, hệ vi sinh ít đa dạng thường bị bệnh vàng lá thối rễ.
- Do tuyến trùng gây hại làm tăng cơ hội xâm nhiễm của nấm dẫn đến tình trạng vàng lá thối rễ khó kiểm soát. Tuyến trùng thường gây hại rễ bằng cách chích hút, hút thức ăn từ mô thực vật, tạo vết thương hở làm cho nấm khuẩn xâm nhiễm gây bệnh trên bộ rễ. Ngoài ra khi gây hại bộ rễ, tuyến trùng còn tiết ra các loại men làm hoại sinh bộ rễ như amilaza, pectinaza, cellulaza…
- Do ngộ độc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pH quá thấp hoặc quá cao. Đất thoát nước kém, thiếu oxy làm cho rễ hô hấp yếm khí trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá thối rễ. Khi pH thấp làm tăng hàm lượng kim loại nặng tự do gây ngộ độc rễ, pH quá cao làm hạn chế quá trình hấp thu lân, làm bộ rễ còi cọc chậm phát triển.
2. Triệu chứng bệnh
Tùy mức độ nhiễm bệnh mà cây có các biểu hiện trên thân lá ở các cấp độ khác nhau
Về cơ bản hệ thống rễ hút, rễ tơ bị nấm gây hại gây nên tình trạng thối nhũn, thối đen. Hệ thống rễ bị phá hủy dẫn đến cây không hấp thu được nước, dinh dưỡng trong đất gây nên tình trạng vàng lá, rụng lá. Cây bị bệnh nặng làm cho hệ thống rễ bị thối đen hoàn toàn, kiểm tra rễ thấy lớp vỏ rễ bên ngoài hóa nâu đen, cây bị nặng bộ rễ thường bị thối nhũn, sau một thời gian cây khô héo và chết.
Cây đang xanh lá bình thường bỗng nhiên chuyển vàng nhẹ, lá mất màu xanh tự nhiên, gân lá chuyển màu vàng nhạt, quả chậm phát triển, một số lá già có thể rụng, các đọt non, lá non không phát triển (so với cây khỏe).
3. Giải pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ cây na
3.1 Giải pháp trị bệnh
Với những cây có triệu chứng vàng lá, thối rễ cần xử lý như sau:
Tiến hành tiêu diệt nấm khuẩn gây hại trong đất (Phytophthora, Fusarium). Dùng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM pha 1000 lít nước tưới ẩm gốc (7-15 lít/gốc tùy vào độ tuổi của cây), tưới xung quanh gốc, đảm bảo dung dịch xuống tầng đất 20-30cm (sâu hơn càng tốt).
Sau 7 ngày, tưới lại WAO BOOM lần 2 nhằm phục hồi rễ, kích ra hệ rễ mới, bổ sung dinh dưỡng để cây nhanh chóng phục hồi.
Sau 25 ngày cây bắt đầu hồi phục, bà con cho bón thêm phân bón cao cấp trung, vi lượng Sao đỏ. Đây là phân bón dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ giúp cây nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng phân bón NPK trong giai đoạn này sẽ làm cháy rễ non khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
3.2 Giải pháp phòng bệnh
- Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không để cây úng ngập sau mưa.
- Bổ sung hữu cơ, tăng hàm lượng mùn trong đất, đa dạng hóa hệ vi sinh trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng Trichoderma
- Bổ sung phân bón qua lá (phun phân bón lá chuyên dùng), hạn chế hoặc giảm sử dụng phân NPK qua gốc. Bón phân dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tránh bón mất cân đối, không bón thừa, có thể bón chia nhỏ nhiều lần (bón định kỳ nuôi dưỡng quả), bón dựa vào điều kiện thời tiết.
Lưu ý: Nên chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Kết hợp các biện pháp bón phân cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, hạn chế lạm dụng các nhóm thuốc hóa học độc hại.