Sầu riêng là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng khó chăm sóc. Cây dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng sầu riêng. Trong đó, tuyến trùng cũng là một bệnh nguy hiểm gây hại không kém cho cây. Chính vì thế, thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà con. Dưới đây, WAO sẽ chia sẻ về bệnh tuyến trùng và thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng hiệu quả mọi người cùng tham khảo.
1. Nguyên nhân gây bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng
Tuyến trùng gây hại sầu riêng bằng cách xâm nhập vào hệ thống rễ sầu riêng. Gây tổn thương và phá huỷ các mô rễ làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây. Kết quả là làm cho cây bị suy yếu, sinh trưởng chậm, giảm năng suất và chất lượng trái.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyến trùng tấn công rễ sầu riêng, cụ thể như:
- Thiếu nước và độ ẩm: Khi sầu riêng không được cung cấp đủ nước khiến đất khô cằn, độ ẩm thấp. Điều này làm bộ rễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng gây hại.
- Rễ yếu, thối rễ hay có vết thương hở: Đây là mục tiêu dễ dàng cho tuyến trùng xâm nhập. Nên nếu rễ sầu riêng bị tổn thương do các yếu tố như côn trùng, sâu bệnh gây hại hoặc các tác nhân khiến rễ bị tổn thương sẽ trở nên dễ bị tuyến trùng tấn công.
- Sử dụng nhiều phân bón: Khi sử dụng quá nhiều phân bón không đúng thời điểm, liều lượng khiến nứt cây, tách rễ và dẫn đường cho tuyến trùng gây bệnh.
2. Triệu chứng bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng
Tuyến trùng rễ sầu riêng thường phát triển trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa mưa. Khi bị bệnh, cây thường biểu hiện như sau:
- Ở rễ: Rễ bị mềm, rễ cám sần sùi, sưng tẩy, hình dạng bất thường. Sau một thời gian rễ bị thối. Có màu nâu đen, có mùi hôi và dễ bị tách ra khỏi phần lõi khi vuốt nhẹ.
- Trên cây: Khi rễ bị tổn thương, không còn thực hiện tốt chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Vì thế khiến cây bị vàng lá, còi cọc, nhánh có độ phân lóng ngắn ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của sầu riêng. Nếu không xử lý kịp thời, cây còn có khả năng bị héo rũ, chết cây.
- Trên lá: Khi bị tuyến trùng gây hại, lá có thể bị biến dạng, méo mó, các lá có thể bị co lại. Trên lá có thể xuất hiện các đốm màu nâu, đỏ hoặc đen. Dần dần lá bị khô và rụng sớm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây. Gây suy giảm khả năng tổng hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
3. WAO NEEM – Thuốc trị tuyến trùng rễ sầu riêng sinh học hiệu quả
WAO NEEM là sản phẩm chuyên dùng để đặc trị tuyến trùng và tăng tự kháng nội sinh cho cây. Sản phẩm có chứa hoạt chất Azadirachtin được chiết xuất từ hạt nhân của cây NEEM. Nó có hoạt tính mạnh, tác động trực tiếp làm chết tuyến trùng, sâu bọ do có độc tính diệt trừ.
WAO NEEM tiêu diệt, phá bỏ môi trường sống của tuyến trùng và nấm gây hại. Nâng cao sức đề kháng cho cây, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Nó có khả năng làm nhanh lành các vết thương hở, hạn chế sự tấn công của tuyến trùng, nấm hại. Ngoài ra, WAO NEEM còn tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng năng suất cho cây trồng. Là dòng sản phẩm sinh học, đặc biệt an toàn cho con người và môi trường xung quanh.
Cách sử dụng WAO NEEM:
- Đặc trị tuyến trùng, nấm rễ: 1 chai WAO NEEM 500ml pha với 200 lít nước để tưới gốc. Tưới 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
- Phòng tuyến trùng, nấm rễ: 1 chai WAO NEEM 500ml pha 400 lít nước để tưới gốc. Tưới định kỳ 2 tháng/lần.
- Những tháng mưa nhiều thì 20 ngày tưới 1 lần.
Ngoài ra, bà con cần tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc cây bằng cách sử dụng phân bón NPK hữu cơ, quản lý độ ẩm đúng mức, tránh tình trạng thiếu nước và độ ẩm quá thấp để đảm bảo hệ thống rễ không bị tổn thương. Vệ sinh vườn sạch sẽ hạn chế sự sinh sôi và phát triển của bệnh. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.
Liên hệ mua hàng:
- Hotline: 0978.497.345
Xem thêm:
Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để
Nấm trái sầu riêng xử lý thế nào cho hiệu quả?
3 nguyên nhân khiến sầu riêng bị cháy lá và giải pháp khắc phục