1. Tìm hiểu Chế phẩm sinh học là gì?
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua từ “Chế phẩm sinh học” nhưng chưa thực sự hiểu sâu. Những câu hỏi như Chế phẩm sinh học là gì? Chế phẩm sinh học có tác dụng gì? Phân biệt chế phẩm sinh học như thế nào?… đều là những câu hỏi rất khó trả lời
Từ chế phẩm sinh học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm hai từ pro là “Thân thiện” và biosis là “sự sống”. Thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường.
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được giáo sư Fuller R(1989) định nghĩa như sau: “Chế phẩm sinh học là một loại thức ăn có nguồn gốc từ những vi sinh vật sống và có ảnh hưởng có lợi cho đất và vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh trong đất và trong đường ruột của vật chủ”.
Chế phẩm sinh học đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người, cây trồng và vật nuôi. Nhiều vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nấm xanh – nấm trắng, virut NPV…
Ngoài ra, một số các chế phẩm vi sinh như trichoderma, nấm men sinh học còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được.
Vậy chúng ta có thể kết luận: mục đích của việc sử dụng chế phẩm sinh học là nhằm cải thiện sự sống cho đất, môi trường sống của cây trồng từ đó giúp phòng trừ, tiêu diệt các loại dịch hại như nấm bệnh, sâu, côn trùng,…
2. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học:
Theo một vài công trình nghiên cứu gần đây thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số khía cạnh như sau:
Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn.
Tạo ra các hoạt chất ức chế: Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các dòng chế phẩm sinh học sản sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi.
Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Các chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tuỳ theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins,….có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú.
3. Các chủng loại chế phẩm sinh học:
Nhóm 1: Gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, tactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…
Nhóm 2: Gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.
Nhóm 3: Gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.
4. Vai trò của chế phẩm sinh học:
Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh:
Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hoá trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.
Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng ạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.
Cải thiệt hệ tiêu hoá:
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của vật nuôi. Vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin…
Trong vật nuôi các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp đã cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin.
Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.