Đăng bởi Để lại phản hồi

Nông nghiệp hữu cơ – xu hướng canh tác của nông nghiệp Việt Nam và Thế giới

Những hậu quả của việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đã lộ rõ nhiều bất cập như: đất đai bạc màu, sâu bệnh càng tiến hóa để thích ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cho nên, thời gian gần đây cả thế giới đều hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này được nhà nước rất chú trọng và khuyến khích.

Xu hướng sản xuất thực phẩm sạch

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm được quyết định bởi tất cả các công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay, thực phẩm sạch được người dân đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó liên quan đến sức khỏe con người. Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất trong rau còn cao, đang là mối lo chung của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá mức cần thiết vẫn còn xảy ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống, nguồn nước ngầm và đất đai.

Bảo vệ đất đai và môi trường

Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể về năng suất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất…; đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: Vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, bùng phát sâu bệnh do sự phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất.

Để khắc phục những nhược điểm trên, nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Trên thị trường, người dân đã biết đến và đang làm quen dần với các sản phẩm nông sản sạch như: rau sạch, rau an toàn và một số hoa quả, thực phẩm an toàn.

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp loại bỏ việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch.

Vì sao nên làm Nông nghiệp hữu cơ?

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM (tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ): “Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.” 

Nông dân toàn thế giới (trong đó có Việt Nam) đều chọn sản xuất Nông nghiệp hữu cơ vì:

  • Sức khỏe của cả gia đình
  • Thu nhập cao hơn
  • Môi trường tốt hơn
  • Thực phẩm an toàn hơn

Người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vì sản phẩm hữu cơ không có chất thải từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng trong sản phẩm hữu cơ. Rau quả hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn và bảo quản được lâu hơn. Rau quả hữu cơ có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương thức thông thường.

Sự khác biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, nguồn thức ăn trong chăn nuôi là nguồn thức ăn tự nhiên. Trong khi quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi.

Lợi ích của Nông nghiệp hữu cơ

Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. 

Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,…

Ngoài ra, còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Các quy định của Trung Quốc về xuất khẩu nông sản chính ngạch

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam, nhưng hiện tại đây không còn là thị trường dễ tính, khi mà Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt đường tiểu ngạch và đưa ra các quy định liên quan đến xuất khẩu các mặt hàng theo đường chính ngạch.

Đại diện Hải quan Trung Quốc đã đưa ra những yêu cầu khá chi tiết về an toàn thực phẩm, quy định về nguồn gốc xuất xứ, cách bao gói sản phẩm và danh mục hàng hóa được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Đặc biệt, quy trình xem xét trái cây của Việt Nam vào Trung Quốc cũng có các yêu cầu kỹ thuật cụ thể về việc đánh giá rủi ro sâu bệnh. Ngoài ra, phía Hải quan Trung Quốc khẳng định các sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc không được có dư lượng chất hóa học vượt ngưỡng cho phép, hay làm hại đến sinh thái, môi trường.

1. Các mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu

Hiện tại chỉ 9 mặt hàng rau quả của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch, bao gồm: Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, măng cụt, xoài, mít, chuối, dưa hấu.

Trong thời gian tới sẽ có một số mặt hàng khác được chấp thuận như chanh leo, sầu riêng, bưởi, dừa, khoai lang, mãng cầu,…

2. Quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn vệ sinh đối với việc sử dụng phụ gia thực phẩm (GB 2760-2007) của Trung Quốc cụ thể như sau:

  • Chất 2,4 – diclorophenoxy axetic axid (tác dụng chống thối), lượng sử dụng tối đa 0.01g/kg, dư lượng ≤ 2.00mg/kg.
  • Các hợp chất: sunfur dioxide, potassium metabisulphite, sodium metabisulphite, sodium hydrogen sulfite, sodium hyposulfite sử dụng đối với hoa quả tươi qua xử lý bề mặt, lượng sử dụng tối đa 0.05g/kg.
  • Các hợp chất: sunfur dioxide, potassium metabisulphite, sodium metabisulphite, sodium hydrogen sulfite, sodium hyposulfite sử dụng đối với hoa quả khô, lượng sử dụng tối đa 0.1g/kg.

3. Các quy định về kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch

Trái cây nhập khẩu phải chịu toàn bộ sự giám sát về kiểm dịch kiểm nghiệm; chủ hàng khi báo kiểm phải cung cấp thông tin tình hình trồng trọt, nơi sản xuất của nước xuất khẩu và phương thức vận chuyển hàng hoá nhập khẩu, tình hình tiêu thụ, sử dụng. Cơ quan kiểm dịch kiểm nghiệm sẽ tiến hành giám sát trước và tiếp tục quản lý sau.

Giám sát trước: Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch có thể áp dụng các phương pháp khảo sát vùng trồng về tình hình trồng trọt, sản xuất trái cây của nước xuất khẩu; dự kiểm nơi sản xuất, kiểm nghiệm kiểm dịch trước khi bao gói, vận chuyển hoặc kiểm tra ngoài nước… đảm bảo trái cây nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch.

Bao gói

Trái cây nhập khẩu phải có bao gói, trên đó phải ghi rõ tên sản phẩm, địa chỉ, số lượng, trọng lượng, số hồ sơ vườn trồng (kí hiệu), số đăng ký vệ sinh xưởng, cơ sở bao gói, tiêu chí kiểm dịch chính thức, đồng thời đối chiếu có phù hợp yêu cầu kiểm dịch hay không.

Trái cây nhập khẩu không được dính đất, cành hoặc lá và không có côn trùng gây hại, cỏ dại hoặc các loại bệnh. Không được dùng thực vật như lá, trái cây, rơm rạ … làm vật liệu chèn lót. Cành cuống, quả không được quá 15cm.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng phải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép của Trung Quốc.

Giấy phép

Trái cây phải phù hợp với nội dung giấy phép nhập khẩu; số lượng không được vượt quá số lượng cho phép; không được nhập khẩu kèm các loại hoa quả chưa được phép nhập khẩu chính thức.

Trái cây nhập khẩu phải có Giấy Chứng nhận kiểm dịch chính thức của nước (khu vực) xuất khẩu hoặc giấy tờ chứng minh có liên quan. Tại giấy chứng nhận kiểm dịch do nước xuất khẩu cấp cần thống nhất 3 thông tin gồm số container, người nhận hàng, người ký kết hợp đồng thương mại.

Để nâng cao tốc độ thông quan, bảo đảm chất lượng, trái cây nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch.

Trái cây nhập khẩu qua kiểm dịch kiểm nghiệm khi phát hiện thấy sinh vật hại, hoặc chất độc hại thuộc quy định chính thức của Trung Quốc sẽ căn cứ tình hình hàng hoá tiến hành cách thức xử lý như: trả lại, tiêu huỷ, xử lý trừ dịch hại… Căn cứ quy định, chủ hàng phải chịu chi phí xử lý.

4. Quy định về Truy xuất nguồn gốc

Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam khi làm thủ tục xin “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu” tại cơ quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch nhập khẩu Quảng Tây cần cung cấp thêm “hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm”. Thông tin bao gồm: tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh

5. Hải quan

Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan xuất khẩu lô hàng (tờ khai điện tử); Hợp đồng kinh tế giữa bên bán và bên mua; Hóa đơn thương mại (hóa đơn GTGT) của doanh nghiệp hoặc của thương nhân Việt Nam; Các loại giấy tờ khác có liên quan như Bảng kê chi tiết lô hàng (kiện hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch, tờ khai đối với phương tiện vận tải xác nhận của hải quan; tờ khai biên phòng về phương tiện vận tải…

Đối với tờ khai hải quan điện tử, doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam có hàng xuất khẩu phải tự kê khai theo mẫu hướng dẫn của cơ quan hải quan. Chủ hàng là người Việt Nam phải có hộ chiếu phổ thông để qua lại cửa khẩu chính ngạch.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Thay đổi để hướng đến chính ngạch

Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng trái cây. Với mức dân số đông, nhu cầu tiêu thụ nông sản hằng năm tại Trung Quốc rất lớn.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, nông sản Việt lại gặp nhiều rủi ro bởi xuất khẩu tiểu ngạch, chỉ cần mỗi lần phía thị trường này ngừng nhập khẩu, nông sản nước ta lại rơi vào tình trạng “được mùa – mất giá”, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như người nông dân.

Điệp khúc được mùa mất giá hay nông sản phải chất đống chờ giải cứu là hệ quả của việc nông dân sản xuất không theo nhu cầu thị trường. Tư duy cứ sản xuất tự phát, lượng bao nhiêu, giá đắt rẻ thế nào có thể mang ra chợ đen có thương lái Trung Quốc bao tiêu hết khiến bức tranh sản xuất “dễ dãi” không tiêu chuẩn. Thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói và chứng nhận an toàn thực phẩm là khoảng trống mà nông dân gặp phải.

Chuyển hướng chính ngạch

Đặc biệt, từ 1/5/2019 , Trung Quốc đã chấm dứt việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch của hàng rau quả Việt Nam, và chuyển hướng thực hiện xuất nhập khẩu chính ngạch. Yêu cầu về chất lượng nông sản nhập khẩu cũng nâng lên.

Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, hiện tại chỉ 9 mặt hàng rau quả của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch, bao gồm: Thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, măng cụt, xoài, mít, chuối, dưa hấu.

Trung Quốc đã đưa ra các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chỉ tiêu an toàn thực phẩm, bao bì đóng gói. Theo đó, rau quả, trái cây của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc phải có truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm, trong đó phần phụ lục có ghi tên hoặc mã số của cơ sở đóng gói. Bao bì sản phẩm phải được ghi rõ tên, xuất xứ cũng như mã vạch, mã QR bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc.

Cần thay đổi

Xuất khẩu theo con đường chính ngạch giúp nông sản có được giá trị cao hơn và tương lai thị trường bền vững hơn. Do đó, người sản xuất cũng như doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và nhận thức từ xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang tư duy sản xuất ra nông sản thương phẩm có chất lượng cao, có trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn hợp đồng, được giao thương qua đường xuất khẩu chính ngạch. Cần chủ động nắm bắt nhu cầu, thị hiếu thị trường, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của Trung Quốc.

Tuân thủ tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã thỏa thuận với Trung Quốc.

Nông dân cần chuyển đổi phương pháp canh tác, chú trọng chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tăng liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi sản xuất từ vườn trồng, chế biến, tìm hiểu thị trường và xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản bằng con đường chính ngạch sang thị trường các nước phát triển là hướng đi tích cực, hiệu quả và bền vững cho nông sản Việt Nam.

Bài viết tiếp: Các quy định của Trung Quốc về xuất khẩu nông sản chính ngạch

Nguồn : nongnghiepthuanthien.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo không cần sử dụng ruộng: Tại sao không ?

Thời đại công nghệ 4.0 đã tạo ra một hãng vận chuyển hàng đầu thế giới không sở hữu một chiếc xe nào, hay một tập đoàn thương mại điện tử lớn không có một kho hàng nào…, thì tại sao không thể có một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới không sở hữu một thửa ruộng nào?

Dựa vào công nghệ 4.0, doanh nghiệp sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới không sở hữu ruộng đất là hoàn toàn có thể. Trong ảnh là hoạt động sản xuất lúa gạo hiện nay. Ảnh: Trung Chánh

Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Rynan Technologies Vietnam nói, con người hiện đang sống trong thế giới mới, thế giới của công nghệ 4.0, nơi công nghệ có thể tạo ra mọi sự đột phá phục vụ mọi khía cạnh đời sống, kinh tế và xã hội. Dẫn chứng điều này, ông Mỹ cho biết, công nghệ 4.0 đã tạo ra hãng vận chuyển hàng đầu thế giới không sở hữu một chiếc xe nào, một tập đoàn thương mại điện tử không cần sở hữu kho hàng hay một công ty cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất thế giới không sở hữu một căn hộ nào… “Vậy, công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới không sở hữu một thửa ruộng nào có được không?”, ông đặt câu hỏi và nói rằng hoàn toàn có thể làm được nhờ vào công nghệ 4.0.

Theo ông Mỹ, trong quá khứ, “cá lớn sẽ nuốt cá bé”, nhưng ở thế giới công nghệ 4.0, thì chỉ có “cá bơi nhanh nuốt con cá bơi chậm”. “Công nghệ 4.0 sẽ giúp chúng ta bơi nhanh, nếu biết tận dụng nó”, ông nhấn mạnh và cho rằng công nghệ 4.0 nó sẽ giúp tạo đột phá trong mọi lĩnh vực, kể cả sản xuất lúa gạo.

Cuối năm 2015, ông Mỹ khởi nghiệp xây dựng Rynan Technologies. “Trong gần hai năm qua, chúng tôi nhanh chóng xây dựng công ty sản xuất 20.000 tấn phân bón thông minh ở Trà Vinh”, ông cho biết và giải thích loại phân này chỉ cần bón một lần/vụ và chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp đúng vào những thời điểm cây lúa cần.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó, Rynan Technologies cũng đã sản xuất những thiết bị 4.0 phục vụ vào quá trình sản xuất lúa như phao quan trắc thông minh và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng thiết bị di động thông qua kết nối Internet vạn vật. “Trong quá trình đó, chúng tôi có cái may mắn là được hỗ trợ của tỉnh Đồng Tháp, cho nên, thử nghiệm thực tế có kết quả rất tốt”, ông cho biết.

Thông qua những thiết bị hỗ trợ thông minh, quá trình canh tác lúa sẽ không cần phải ra đồng, tất cả mọi thứ sẽ được thực hiện thông qua thiết bị di động. “Chẳng hạn, ngồi nhà cũng có thể bơm nước lên ruộng, uống cà phê cũng có thể bơm nước hay thậm chí đi ngủ cũng có thể làm được”, ông Mỹ dẫn chứng.

“Vậy một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới không sở hữu một thửa ruộng sẽ được thực hiện như thế nào?”.

Ông Mỹ cho biết, thông qua ứng dụng (app) được cài đặt trên thiết bị di động, người nông dân có thể ký hợp đồng trực tiếp với Rynan Technologies để đơn vị này thực hiện canh tác lúa thay cho nông dân. Trong khi đó, người nông dân cũng không phải “mất công” giao dịch trực tiếp cho Rynan Technologies, mà chỉ cần thao tác chuyển khoản (tiền) trên thiết bị di động.

Sau khi hợp đồng sản xuất lúa gạo đã được ký kết giữa người nông dân với Rynan Technologies, thì nhờ vào những thiết bị hỗ trợ canh tác lúa tự động như nêu ở trên, quá trình sẽ diễn ra khá thuận lợi, được điều khiển chỉ thông qua thao tác chạm lên thiết bị di động. Điều này, có nghĩa một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới nhưng không sở hữu một thửa ruộng nào.

Những nội dung có thể bạn muốn đọc :

Thành lập Ban chỉ đạo chương trình trọng điểm nghiên cứu lúa gạo quốc gia

Nguồn: tintucnongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

50 triệu đồng một cây chanh tứ quý chơi tết.

Hơn 500 gốc chanh bonsai được chăm bón bằng bột đậu tương có giá bán từ 2 đến 50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Hữu Hà – chủ nhân vườn chanh vàng bonsai tại xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên cho biết chuẩn bị đưa ra thị trường 500 gốc chanh đã được tạo dáng tứ quý chơi Tết. Các cây chanh có giá bán dao động từ 2 đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào độ tuổi, hình dáng.
Riêng cây có giá cao nhất là gốc chanh khoảng trên 50 triệu đồng theo anh Hà được trồng hơn 7 năm nay. Cây này được anh ghép gốc của cây chanh thường lâu năm cùng với thân của cây chanh vàng, đồng thời tạo thế cho cây, cắt tỉa, tạo lộc… nhằm đáp ứng kỳ vọng về sự may mắn của khách hàng vào dịp Tết.

Chanh vàng tứ quý trị giá 50 triệu đồng.

Chia sẻ về giống chanh vàng, anh Hà cho biết :

có xuất xứ từ Australia, ra quả quanh năm, quả tồn tại trên cây đến 6 tháng nên vừa để chơi trong ngày Tết vừa có thể dùng được lâu dài. Tuy nhiên, loại cây này đòi hỏi lượng dinh dưỡng sạch nên anh phải dành nhiều tâm sức để nghiên cứu cách chăm sóc. Theo đó, dinh dưỡng nuôi cây được anh tự tạo bằng các loại “thức ăn” hữu cơ với thành phần chính gồm đỗ tương luộc, bột đậu tương, nấm vi sinh ủ lên men…, sau đó mới bón cho cây.

Cách chăm bón này tuy mất nhiều thời gian, song anh Hà cho biết, đổi lại cây sẽ bền và đẹp hơn. Quả chanh sau khi chín vàng vẫn có thể chơi thêm 3-4 tháng mà không phải sử dụng đến chất kích thích để giữ quả.

Các bài viết bạn có thể quan tâm :

Quy trình trồng và chăm sóc chanh không hạt

đặc trị bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi hiệu quả nhất

Nguồn: tintucnongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Gạo Việt vươn tầm thế giới.

Tại Festial lúa gạo Việt Nam lần thứ 3 diễn ra tại tỉnh Long An từ 18 – 24/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố Logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam. Đây là bước ngoặt tạo đà cho sản xuất và thương mại lúa gạo ở nước ta.



Những bài viết bạn có thể muốn đọc :

đặc trị bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi hiệu quả nhất

Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo không cần sử dụng ruộng: Tại sao không ?

Tiêu biểu người chắp cánh ước mơ gạo việt ra thế giới

Những ngày gần cuối năm, có dịp về huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi được gặp gỡ và trò chuyện cùng nhà khoa học – Anh hùng lao động –  Kỹ sư Hồ Quang Cua, người đã dành cả tâm huyết để nghiên cứu, khảo nghiệm và tìm ra những giống lúa chất lượng cao.

Sinh ra trong một xã nghèo thuần nông, tốt nghiệp Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ rồi quay về quê làm ở phòng nông nghiệp huyện, sau được đề bạt làm Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, cả cuộc đời kỹ sư Hồ Quang Cua gắn với cây lúa. Không chỉ có ST25, ông còn có một “gia tài” đồ sộ các giống lúa dòng ST.

Nói về sự ra đời của các dòng lúa giống ST, ông Cua kể: “Một buổi sáng mùa đông năm 1996, tôi ra thăm đồng. Lúc đó, tôi chăm chú ngắm nghía hạt lúa VD 20 no tròn thì phát hiện có những cây lúa lạ, gốc màu tím, hạt thon dài rất đẹp. Không chần chừ, tôi lội xuống ruộng ngay và phát hiện được vật quý này xuất hiện là do những cá thể VD 20 đột biến đầu tiên”.

Phát hiện tình cờ ra khóm lúa lạ đó đã khiến ông bừng lên ước mơ, khát khao tạo ra các giống lúa thơm chất lượng cao, đưa lúa thơm Việt Nam lên bản đồ lúa gạo cao cấp thế giới.

Còn nhớ, thời điểm đó, Thái Lan công bố đã lai tạo được hai giống lúa thơm không cảm quang mà họ gọi là hạt vàng. Tại các kỳ thi gạo ngon thế giới, gạo Thái Lan lúc nào cũng trong top đầu. Ông Cua đã trăn trở suy nghĩ: “Tại sao họ làm được còn mình lại không?”. Dự án nghiên cứu giống lúa ST đã ra đời như vậy.

Từ buổi sáng thăm đồng đó đến nay đã 25 năm, ông cùng các cộng sự thu thập khoảng 1.050 cá thể đột biến đầu tiên và sau đó tiến hành trồng thử nghiệm, rồi cho lai tạo theo nhiều cách khác nhau để chọn những cá thể vượt trội nhất đưa vào sản xuất.

Khởi nghiệp mất 1/4 thế kỷ chắc ít bạn trẻ nào dám làm”, ông Cua cười khi nói về chặng đường nghiên cứu ra giống lúa ST25 nức danh thế giới của mình. 

Từ gạo Bãi Xàu vang bóng trăm năm trước đến ST25 nổi danh năm châu

Ít ai biết, đất Mỹ Xuyên, nơi kỹ sư Cua sinh ra từng là cảng Bãi Xàu – cảng biển quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Cách đây khoảng 100 năm, Bãi Xàu nổi danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh không chỉ bởi đây là thương cảng lớn nhất phía Nam, mà còn vì giống gạo Bãi Xàu ngon nức tiếng. Với đặc tính giống lúa hạt nhỏ, dài, gạo Bãi Xàu khi đó đã được thương lái quốc tế săn lùng, nổi danh ở các thị trường quốc tế như Hương Cảng (Trung Quốc) và các nước châu Âu.  

Gạo thơm Sóc Trăng (ST), đặc biệt là giống lúa ST24, ST25 của ông Cua ngày nay chính là là “hậu duệ” hoàn hảo của gạo Bãi Xàu, Gò Công nức tiếng một thời. 

Hành trình để tạo ra hạt gạo ST25 ngon nhất thế giới không hề đơn giản. Năm 1996, kỹ sư Hồ Quang Cua bắt đầu nghiên cứu giống lúa ST, mãi đến năm 2001 mới có quả ngọt đầu tiên: giống lúa ST3 thơm ngon được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét đặc cách công nhận là giống lúa quốc gia. Sau đó, những giống lúa mang họ ST lần lượt ra đời – chúng tạo nên những điểm nhấn quan trọng cho đồng đất, lại được thị trường đánh giá cao. Chẳng hạn, năm 2008, 2 giống ST19 và ST20 được thị trường tiêu thụ với giá 6.000 đồng/kg lúa tươi – kỷ lục trên thị trường lúc đó.

“Ban đầu là làm chơi thôi, từ từ nó thành thiệt, trình độ mình cũng được từng bước nâng cấp”, ông Cua vui vẻ nói.

Việc thiếu trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ và nhất là tiêu chuẩn về giống lúa thơm của Việt Nam khi đó là một trở ngại lớn đối với ông Cua và các cộng sự. Tuy nhiên, niềm đam mê nghiên cứu cháy bỏng và sự “nặng lòng” với cây lúa quê khiến cho ông Cua không chùn bước, trong cái khó ló cái khôn.

Ông Cua chia sẻ: “Lúc đó hết cách, chúng tôi mượn tạm tiêu chí lúa thơm của Thái Lan để thực hiện”. Tuy nhiên, học hỏi và có chọn lọc, năm 2003, ông Cua cùng hai cộng sự là TS. Trần Tấn Phương và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương tiếp tục tìm giải pháp thực hiện. Bằng phương pháp đánh giá mùi thơm nhanh chóng và hiệu quả của TS. Phương phát minh ra, ông Cua cùng cộng sự loại ra những giống lúa ST không đạt chuẩn mùi thơm rất nhanh. 

Cho đến nay, ông Cua và nhóm nghiên cứu đã tạo ra được bộ sưu tập hơn 20 giống lúa ST. Riêng ST24 và ST25 – hai giống gạo đoạt các giải thưởng quốc tế lớn năm 2019 – là các giống lai phức hợp nhiều giống, chọn bố mẹ ngon để cho con lai thụ hưởng các đặc tính tốt. 

Gạo của hai giống lúa này có chu kỳ sản xuất ngắn với cùng 95 ngày. Hai giống lúa như anh em sinh đôi, cùng thơm, trắng, đẹp, nhưng ST25 hạt cơm dẻo hơn ST24”, ông Cua say sưa nói về hai giống lúa của mình

Năm 2019, không chỉ ST25 được vinh danh “gạo ngon nhất thế giới” tại Hội thi Lúa gạo quốc tế tổ chức tại Manila (Philippines) tháng 11/2019, mà trước đó, giống ST24 cũng mang lại vinh quang cho “cha đẻ” Hồ Quang Cua khi lọt top 3 loại gạo ngon nhất tại Hội nghị quốc tế lần 9 về mua bán gạo, do Tổ chức The Rice Trader (Tổ chức Thương mại gạo) tổ chức tại Ma Cao tháng 11/2017. 

Niềm vui như vỡ òa, ông Cua và TS. Trần Tấn Phương cho biết: “Duy trì vị thế hiện tại của gạo ST là ưu tiên hàng đầu. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục lai tạo, phát triển ra những giống mới nhằm đa dạng giống lúa cho thị trường gạo trong nước”.

Rạng danh hạt gạo Việt Nam

Giống một nông dân chính hiệu hơn là một nhà khoa học, kỹ sư Hồ Quang Cua tự nhận là “nhà khoa học nông dân”, chứ không phải nhà khoa học hàn lâm trong các viện nghiên cứu. Niềm vui lớn nhất của nhà khoa học ruộng đồng này là thấy các giống lúa mình làm ra được người tiêu dùng đón nhận, người nông dân sản xuất có hiệu quả cao.

Khi giống gạo ST25 được vinh danh trên toàn thế giới, người tiêu dùng trong nước vô cùng háo hức tìm mua khiến kỹ sư Cua vô cùng xúc động.

“Hóa ra, người tiêu dùng trong nước không hề sính ngoại. Trước đây, nhiều người chỉ mua gạo Thái, gạo Campuchia chẳng qua là do Việt Nam chưa có hạt gạo nào được công nhận có đẳng cấp trên thế giới, trong khi Thái Lan, Campuchia đã nhiều lần được vinh danh rồi. Việc người tiêu dùng trong nước rủ nhau tìm ST25 đã đánh thức được tinh thần người Việt dùng hàng Việt. Anh em tôi cũng phấn khởi bảo nhau, mệt đến cỡ nào cũng phải cố gắng”. 

Với những công trình nghiên cứu của mình, ông Hồ Quang Của đã làm “rạng danh” cho ngành lúa gạo Việt Nam, chắp cánh cho hạt gạo Việt Nam bay cao ra thế giới.

Nói về ông Cua, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện không khỏi tự hào: “Ông Hồ Quang Cua đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động bởi ông có công lao rất lớn trong việc nghiên cứu các giống lúa thơm xuất khẩu có giá trị cao. Giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới là thành quả ghi nhận quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết của ông Hồ Quang Cua và cộng sự. Thành quả này đóng góp rất lớn cho việc xây dựng thương hiệu gạo của Sóc Trăng nói riêng và gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế nói chung”.

Mong ước của ông Cua hiện nay là làm sao bảo vệ được thương hiệu của ST25 cũng như tận dụng cơ hội vàng để xây dựng lại thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam, hướng tới định vị phân khúc gạo cao cấp, chất lượng cao.

“Đối với ngành gạo, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và quản lý thương hiệu gạo thơm, nên chúng ta cần xúc tiến nhanh, tránh việc tự phát, hiểu sai, làm sai, dần dần trở thành khó sửa và mất đi cơ hội bứt phá khỏi nhóm gạo giá rẻ”, ông Cua trăn trở.

Nguồn: tintucnongnghiep.vhttp://tintucnongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

vụ xoài tết – xoài lại mất mùa

Giống xoài Úc quả to màu hồng như trái đào, hình dáng bắt mắt, hương vị thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, giá bán vụ xoài tết trên dưới 100.000 ngàn đồng/kg (tùy loại)

Tại huyện Cam Lâm “thủ phủ” trồng xoài Úc ở tnh Khánh Hòa, với diện tích lên đến hàng ngàn ha, năm nào nông dân cũng kích thích cho xoài ra hoa nghịch vụ, đậu quả để bán tết.

Thời điểm này mọi năm, diện tích xoài nơi đây đã đậu trái, nông dân đang tất bật chăm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi hiện hầu hết xoài nghịch vụ đã bị thối đen bông, rụng trái hàng loạt, nông dân buồn ra mặt.

Vườn xoài Úc với diện tích 5 sào (40 cây) được cắt ghép chồi trên gốc xoài Canh nông (giống xoài địa phương) trồng trên 30 năm tuổi của gia đình ông Trần Quý, ở thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây trong tình trạng này.

Ông Trần Quý cho biết, nguyên nhân xoài bị rụng bông và trái do ảnh hưởng hai đợt mưa lớn của hoàn lưu bão số 8 và 9 vừa qua. Hầu hết các vườn xoài nghịch vụ trong huyện đều bị thiệt hại chứ không riêng vườn xoài của gia đình.

“Xoài Úc rất hút hàng trong dịp tết, bà con ở đây ai nấy đều đầu tư vụ này. Gia đình tôi từ tháng 9 âm lịch đã chi ra gần 1 triệu đồng/cây để bón phân và phun thuốc kích thích ra hoa. Tưởng chừng dịp tết gia đình sẽ lấy lại tiền đầu tư, nào ngờ giờ xoài rụng sạch. Tết này gia đình thất thu nặng”, ông Quý than vãn.

Tương tự, vườn xoài Úc hơn 100 gốc nhà ông Nguyễn Văn Tuấn, người cùng thôn ông Quý cũng bị hư hỏng sạch. Theo ông Tuấn, mỗi năm vườn xoài giúp gia đình ông có nguồn thu dịp tết trên dưới 100 triệu đồng. Tuy nhiên tết này mất nguồn thu. Vườn chẳng có quả, hoa đang trổ cũng bị đen rồi hư dần, không phát triển được.

Tại các vườn xoài úc ở thị trấn Cam Đức và các xã Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam… chúng tôi quan sát chỉ thấy lá, một số vườn đậu trái lác đác. Để chuẩn bị cho vụ xoài tết

Các địa phương đều xác nhận mất trắng vụ xoài tết. Hiện 100 vườn, may ra có được một vườn đậu trái, nhưng sản lượng chẳng được bao nhiêu. Số vườn may mắn còn giữ được trái là do nông dân kích thích ra bông sớm vào cuối tháng 9 và đầu 10 nên tránh đợt mưa lớn vào tháng 11.

Ông Trương Thanh Trường, một chủ vựa xoài ở xã Cam Hải Tây cho biết, nhiều vựa xoài đã đóng cửa. Vựa nhà ông mọi năm thời điểm này hoạt động nhộn nhịp, mỗi ngày thu mua cho nông dân từ 3-5 tấn, nay 3 ngày chỉ được 1 tấn là cùng.

Ông Trường còn cho biết thêm, do nguồn cung khan hiếm nên hiện giá xoài bắt đầu nhích lên so với tháng trước. Cụ thể, xoài Úc loại 1 có giá 50.000 đ/kg và loại 2 là 25.000 đ/kg. Dự kiến từ nay đến tết giá xoài tiếp tục sẽ tăng mạnh, vì các vườn đã bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Vào vụ xoài tết giá của xoài úc có thể lên đến 100.000 vnđ/1kg

Ông Đặng Chí Liêm, Phó phòng NN-PTNT huyện Cam Lâm, cho biết, toàn huyện có hơn 5.000 ha xoài, trong đó xoài Úc đã chiếm đến khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu các xã Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Thành Bắc… Dự kiến đợt tết này chỉ có khoảng 20% diện tích là cho thu hoạch.

bạn có thể quan tâm :

50 triệu đồng một cây chanh tứ quý chơi tết.

Bưởi tạo hình độc đáo có giá trong Tết Nguyên Đán.

Nguồn: nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bưởi tạo hình độc đáo có giá trong Tết Nguyên Đán.

Hiện nhiều nhà vườn ở tỉnh Bến Tre đang tất bật việc tạo hình cho trái bưởi da xanh. Theo hình dạng vàng thỏi, hình vuông có in chữ Lộc, Tài hứa hẹn sẽ hút hàng vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.


Nhiều nhà vườn ở tỉnh Bến Tre tạo hình cho trái bưởi từ lúc còn là trái non

Ông Cảnh cho biết: “Để có được những quả bưởi hình thù đặc sắc, bắt mắt để bán ra thị trường thì đòi hỏi, người tạo hình phải rất kỳ công, khéo léo. Từ khi bưởi còn rất nhỏ, tôi đã cho vào các loại khuôn, để tạo hình theo mong muốn. Nhưng không phải cho vào khuôn mẫu như vậy là xong đâu, tôi còn phải theo dõi suốt quá trình cho đến khi thu hoạch”.

Để thu hút thị hiếu của người tiêu dùng, mong muốn một năm mới với những điều tốt đẹp cho gia đình, tài lộc hưng vượng, tiền bạc dồi dào, từ năm 2016 đến nay, nhà vườn Nguyễn Văn Cảnh, ngụ TT. Châu Thành đã miệt mài nghiên cứu, học hỏi để tạo hình cho các cho trái bưởi da xanh, loại đặc sản của quê hương Bến Tre đủ các kiểu để phục vụ thị trường tết hằng năm. Góp phần, tăng thu nhập cho gia đình.

Ông Cảnh cho biết: “Để có được những quả bưởi hình thù đặc sắc, bắt mắt để bán ra thị trường thì đòi hỏi, người tạo hình phải rất kỳ công, khéo léo. Từ khi bưởi còn rất nhỏ, tôi đã cho vào các loại khuôn, để tạo hình theo mong muốn. Nhưng không phải cho vào khuôn mẫu như vậy là xong đâu, tôi còn phải theo dõi suốt quá trình cho đến khi thu hoạch”.

Theo ông Cảnh, nếu sơ suất, chủ quan trong quá trình chăm sóc thì quả bưởi sẽ rụng, hoặc mắc sâu bệnh. Khi ấy, sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. “Bưởi da xanh bình thường thì giá không cao, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ký. Nhưng khi, sáng tạo hình thù như thế này, khi cung ứng ra thị trường, giá rất đắt, trên nữa triệu đồng mỗi quả, mà không đủ hàng để bán”.

Theo tìm hiểu của PV, hiện giá bưởi da xanh thông thường (chưa tạo hình) ở Bến Tre có giá từ 32 – 37 ngàn đồng/kg. Riêng bưởi thỏi vàng, bưởi in hình chữ Lộc, Tài sẽ ra mắt thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay sẽ có mức giá dao động khoảng từ 450 – 800 ngàn đồng/trái (có trọng lượng từ 1,5 – 1,8kg).

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Giá bưởi da xanh tại địa phương sẽ tiếp tục tăng vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Thậm chí, tăng lên khoảng 50 ngàn đồng/kg (tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với thời điểm hiện tại). Các mặt hàng bưởi tạo hình thì có giá khá cao, chỉ cung ứng cho thị trường Tết”

Việc bưởi tăng giá, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Đó sẽ là động lực để nhiều nhà vườn ở Bến Tre cẩn thận chăm sóc để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay.

Nguồn: nongnghiep.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xót xa thủ phủ “vàng đen”, nhiều hộ gục ngã theo cây hồ tiêu tây nguyên

Vài năm trước, giá hồ tiêu Tây Nguyên tăng cao chóng mặt, người nông dân như “say nắng”, tài sản có bao nhiêu, mang hết ra thế chấp ngân hàng để vay vốn đầu tư. Khi diện tích hồ tiêu vượt tầm kiểm soát, cũng là lúc hàng loạt vườn tiêu chết trắng, không có cách gì ngăn cản nổi. 
Và ngay thời điểm này, hậu quả để lại đã quá lớn: Nông dân trắng tay, lâm cảnh khốn cùng, nợ ngân hàng lên đến nhiều ngàn tỷ đồng.
Cách đây 5 năm, đến xã Ia Blứ, huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai, ai cũng xuýt xoa vì không khí tấp nập, xe hơi, xe tải của thương lái đến mua hồ tiêu dập dìu, người dân hồ hởi, nét mặt tươi rói vì tiêu giá “khủng”. Khung cảnh ấy bây giờ không còn, thay vào đó là cảnh đìu hiu, vắng vẻ, hoang tàn, là những ngôi nhà khóa trái cửa, nằm im lìm giữa vườn trụ tiêu lạnh lùng chĩa thẳng lên trời.


Hầu hết các vườn tiêu ở Ia Blứ nói riêng, huyện Chư Pứh và cả tỉnh Gia Lai nói chung, trong tình trạng như thế này

Chết nhanh như bị dội nước sôi của hồ tiêu tây nguyên
Cách QL14, con đường đẹp nhất Tây Nguyên, chỉ vài cây số, xã Ia BLứ, không chỉ có giao thông thuận tiện, mà còn được thiên nhiên ban cho dải đất bazan màu mỡ, rất phù hợp cho cây hồ tiêu phát triển mạnh. Thời hoàng kim của cây hồ tiêu, Ia BLứ được coi là thủ phủ hồ tiêu của huyện Chư Pứh, mà Chư Pứh là huyện nhiều hồ tiêu nhất tỉnh. Nhờ cây hồ tiêu mà Ia Blứ từng là một trong những xã giàu nhất huyện, tỉnh. Nhưng nay, thay vào sự giàu sang xưa là cảnh đìu hiu, vắng vẻ.
Từ QL14 rẽ vào con đường liên xã Blứ, chúng tôi thấy rất nhiều biệt thự, nhà tầng xen lẫn vườn tiêu, nhưng đóng cửa im ỉm. Hầu hết những vườn tiêu đã chết sạch, nhiều vườn đã nhổ hết trụ, chất đống, còn vườn để đất trống, nhưng không ít vườn, chủ nhân vẫn để nguyên trụ, chẳng buồn nhổ bỏ, nhìn như một bãi chông chĩa thẳng lên trời.

Theo chân ông Lê Quang Vang, Phó Chủ tịch xã Ia BLứ, chúng tôi đến gia đình ông Nguyễn Hải, 58 tuổi, ở thôn Phú Hà. Một căn nhà xây khá to, nhưng cửa đóng then cài, cỏ mọc um tùm trước sân, anh Ngọc, cán bộ nông nghiệp xã Ia Blứ, cho biết, vợ chồng ông Hải là một trong số những hộ sản xuất rất giỏi, nhưng bây giờ cũng trắng tay. Ngồi trước căn nhà đóng cửa im ỉm chừng 20 phút thì ông Hải về, đất đỏ dính từ đầu, mặt, quần áo ông mặc đến chiếc xe cào cào.
Lời đầu tiên của ông sau khi gật đầu chào chúng tôi là: “Vợ chồng tôi nợ ngân hàng 1,6 tỷ rồi mấy chú à. Nhà này bây giờ của ngân hàng, họ muốn lấy lúc nào thì chúng tôi giao lúc đó”. Tôi hỏi: “Ngân hàng đến lấy nhà thì anh chị ở đâu?”. Anh đáp: “Thì vợ chồng tôi giao nhà, rồi dọn đồ ra ngoài kiếm cái chòi nào ở tạm thôi chứ biết ở đâu giờ”.


Những căn nhà bị siết nợ, đập bỏ như thế này không thiếu

Trầm ngâm giây lát, ông Hải kể: “Vườn tiêu của tôi hồi trước, có thể nói là đẹp nhất vùng này, ai thấy cũng xuýt xoa. Nhiều người đến chụp hình lắm. Vậy mà trong vòng có 1 tháng thôi, nó chết sạch sẽ, không còn trụ nào. Chúng tôi làm đủ cách, mà không ngăn được nó chết. Chẳng khác gì tưới nước sôi. Đành buông tay!”.


Vợ chồng ông Nguyễn Hải trước căn biệt thự lớn, nay cũng trắng tay

“Gục” theo hồ tiêu tây nguyên


Ở thôn 5, xã Ia Pal, huyện Chư Pứh, vườn tiêu của gia đình anh Nguyễn Văn Tám vài năm trước là niềm mơ ước của nhiều người. Chỉ trên một khoảnh đất nhỏ, gần 2.000 trụ tiêu được hai vợ chồng trẻ dày công chăm bón, trĩu quả nhưng giờ đây phải chứng kiến cảnh tiêu từng ngày chết rụi. “Nhiều cây chết nhanh đến nỗi lá khô vẫn dính sum suê trên trụ y hệt như bị chất độc hóa học”, anh Tám nói.
Anh Tám cho biết: “Cách đây 4 năm, bình quân mỗi năm vợ chồng tôi thu về hơn 1 tỷ tiền tiêu, lãi ngân hàng trả đúng kỳ, đáo hạn đúng hạn. Nên vay vốn dễ lắm. Còn 3 năm nay, cứ năm này khó khăn nhiều hơn năm trước, đến giờ thì chúng tôi “gục” thật sự rồi. Anh Tám cho biết, nghe đâu ngoài thị trấn đã có 4 người vì chịu không nổi áp lực nợ trong nợ ngoài nên đã uống thuốc độc tự tử.
Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng chị Hồ Thị Hạnh (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) đã từng bước tạo lập được một cơ ngơi vững vàng nhờ cần mẫn trồng hồ tiêu. Song đáng buồn thay, việc chăm chỉ lao động, không ngừng mở rộng sản xuất lên đến con số 8.000 trụ tiêu đã để lại cho gia đình chị số nợ ngân hàng hơn 4 tỷ đồng. 
Theo chị Hạnh, cứ năm nào làm có lãi là vợ chồng lại mua thêm đất để trồng thêm tiêu với hy vọng cuộc sống sau này đỡ cực, 5 đứa con sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Không ngờ, sướng đâu chưa thấy, chỉ sau 3 mùa tiêu bệnh, gia đình phải suốt ngày bở hơi tai chạy đôn chạy đáo, chầu chực vay nóng đảo nợ ngân hàng, vay nguội trả nợ vay nóng, vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng kia. Và đến giờ, gia đình chị đã bất lực trước món lãi hơn 30 triệu đồng/tháng.
Nói về “thảm cảnh” của dân trồng tiêu, ông Văn Viết Sỹ, năm nay 69 tuổi, xã Ia Pal, thở dài: “Đàn ông trong độ tuổi lao động, bỏ đi các nơi làm thuê hết rồi. Đó chỉ là mới trả lãi, chứ tiền gốc nợ hàng tỷ đồng thì không trả nổi nữa”.
Ông Sỹ trồng 4.000 trụ tiêu, chết hơn 90%, số còn lại đang ngắc ngoải, khó sống. Thời thịnh vượng, nhà ông lúc nào cũng thuê hơn chục nhân công hái tiêu làm suốt mấy tháng liền. Nhìn sang căn nhà người em trai tên Văn Viết Nhân bên cạnh, ông Sỹ buồn rầu: “Vợ chồng nó, xây xong căn nhà thì đúng đỉnh điểm tiêu chết. Hết cách, nó dắt díu vợ con vào Bình Dương làm công nhân. Căn nhà ngân hàng siết nợ. Chỉ những thanh niên mới cưới vợ, ra ở riêng, chưa có sổ đỏ, không cầm cố được là không nợ. Còn 90% dân số của xã là nợ ngân hàng, ít thì 200 triệu, nhiều thì cỡ 2 tỉ đồng, 8-10 ngân hàng trên địa bàn vây quanh kê biên, phát mãi”. Nhiều hộ dân vay nợ tứ tung, dốc tất cả các biện pháp cứu sống cây tiêu. Có hộ bỏ hàng trăm triệu thuê cả kỹ sư nông nghiệp, rồi cũng chịu thua. Hồ tiêu vẫn không thể sống dậy.


Rất nhiều biệt thự, nhà to ở xã Ia Blứ cửa đóng then cài vì tiêu

Nói về hành trình cứu tiêu, ông Phan Hồng Sơn kể, thấy tiêu chết không có cách cứu vãn, ông dốc hết vốn liếng, mua một vạt đất sát bìa rừng, nơi rất ít người đặt chân đến và cách xa những vườn tiêu chết, để… trồng tiêu. Thời gian đầu, vườn tiêu lớn nhanh, xanh mướt… nhiều lãnh đạo huyện, tỉnh vào tham quan, hy vọng có cách cứu tiêu chết… “Nhưng khi tiêu sắp hái thì đổ ra chết hàng loạt”, ông Sơn kể, nét mặt rộ rõ sự xót xa. Bây giờ ở huyện Chư Pưh, nhan nhản các tấm bảng treo biển bán nhà. Trẻ con nheo nhóc, thất học vì gia đình đổ nợ.

Vợ chồng dắt díu nhau đi làm thuê khi hồ tiêu tây nguyên sụp !

Gia đình ông Phan Hồng Sơn, 70 tuổi, ở thôn Phú Hà từng sở hữu một căn biệt thự thuộc loại “hoành tráng”. Tiếp chúng tôi trên bộ salon được chế tác cầu kỳ từ những gốc cây ngay trước hiên nhà, ông Sơn mở lời: “Vợ tôi đi TP.HCM gần tháng nay rồi. Bả xuống đi làm thuê cho người ta. Nghe đâu lương 3 triệu đồng/tháng, bao ăn ở”. Tôi hỏi: “Cô năm nay bao nhiêu tuổi rồi mà còn đi làm ăn xa vậy chú?”. Ông Sơn đáp: “Bả cùng tuổi với tôi. Lớn thì lớn, đói phải bò thôi chú. Giờ ở nhà biết làm gì ra tiền? Tôi cũng đang chuẩn bị theo chân bả đây, xuống Sài Gòn nhờ người quen giới thiệu công việc giữ xe, hay bảo vệ. Nhà tôi hiện đang nợ ngân hàng 1,5 tỷ, nhà này cầm hết cho ngân hàng rồi”.

“Người dân xã này xưa giờ chủ yếu trồng tiêu, giàu lên nhờ tiêu, và bây giờ trắng tay cũng do cây tiêu. Hiện nay, tiền dân nợ ngân hàng cả trăm tỷ. Đây là nợ khó đòi, vì dân họ vay đầu tư cây tiêu, mà tiêu thì chết sạch rồi, còn người dân họ buông xuôi, sẵn sàng giao tài sản cho ngân hàng, bỏ xứ đi làm thuê. Chúng tôi cũng đã báo cáo tình hình lên cấp trên để xin chỉ đạo…” Ông Lê Quang Vang – Phó chủ tịch xã Ia BLứ, huyện Chư Pứh, Gia Lai.

Các bài viết liên quan : sinhhocvietnam.vn

Nguồn: Báo NNVN

Đăng bởi Để lại phản hồi

Làm nông sản thông minh, Nông sản Việt không khó để vào thị trường EU

Sáng 6/12/2018, Bộ Công Thương phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh châu Âu, đại diện các Đại sứ quán các nước EU tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU với chủ đề “Thương mại nông sản Việt Nam – EU, đối tác phát triển bền vững” tại Hà Nội.

Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU

Ông Trần Văn Công, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, EU là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam, là điểm đến của 18% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nông sản Việt, đặc biệt là rau quả..được có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu  sang khối EU ngày càng lớn.

11 tháng 2018, xuất khẩu rau quả 3,5 tỷ USD, bằng cả năm 2017, trong đó, xuất sang EU hơn 100 triệu USD, 10 tháng 2018 đạt 92,3 triệu USD.

Chia sẻ những thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và sản xuất thực phẩm của Pháp, ông Alexandre Bouchot, Tham tán Nông nghiệp Pháp cho biết, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Pháp cần hết sức lưu ý những quy định về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, tốt nhất là hãy bán vào Pháp những sản phẩm được sản xuất theo mô hình hữu cơ.

“50% sản phẩm nông nghiệp phục vụ thị trường nội địa Pháp đều có dán nhãn xuất xứ và chất lượng hoặc các sản phẩm hữu cơ, Pháp cũng có lệnh cấm sử dụng đồ đựng bằng nhựa trong nấu ăn và phục vụ thức ăn trong khu vực phục vụ Chính phủ; lệnh cấm sử dụng thìa, ống hút nhựa trong nhà hàng, căn tin và cửa hàng thực phẩm từ 2020….doanh nghiệp Việt Nam cần để ý những quy định này”, ông Alexandre Bouchot cho biết.

Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 103 triệu USD hàng thủy sản vào Pháp, 17,7 triệu USD rau quả, 40,7 triệu USD hạt điều, 12 triệu USD hạt tiêu, sản phẩm từ cao su hơn 9 triệu USD…

Cơ hội tăng mạnh xuất khẩu nông sản vào Pháp và nhiều thị trường có nhu cầu tiêu dùng cao trong khối EU là hiện thực khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được thông qua trong thời gian tới, cùng với việc các nhà sản xuất nắm bắt thông tin về thị trường để tổ chức sản xuất hàng hóa đánh trúng và đúng tâm lý tiêu dùng và tiêu chuẩn nhập khẩu.

Tư vấn cho các doanh nghiệp Việt, ông Handyn Craig, Trung tâm phát triển kỹ thuật nông nghiệp Vương quốc Anh cho biết, nông nghiệp thông minh với các phương pháp canh tác bền vững, sản xuất theo chuỗi giá trị…là hướng đi cần thiết của các nhà sản xuất của Việt Nam nếu muốn vào được châu Âu và tăng được giá trị của sản phẩm

EU hiện là một trong hai đối tác quan trọng nhất của Việt Nam về thương mại và đầu tư và cũng là một trong những thị trường chính của nông sản Việt Nam đặc biệt là hàng thủy sản và cà phê. Đồng thời cũng ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp của EU được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Một động lực đáng kể với kỳ vọng gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vào EU cũng được ông Ông Trần Văn Công cho biết, đầu tư vào ngành nông nghiệp tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, với tổng số 25.339 dự án, tổng vốn đăng ký 318 tỷ USD, riêng số dự án FDI trong nông nghiệp là 522 dự án với tổng vốn 3,5 tỷ USD, chiếm 1,22%

Quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU liên tục được củng cố trong những năm qua. Hết năm 2017, thương mại 2 chiều đạt mức trên 50 tỷ USD, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU đạt 38,27 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 4,31 tỷ USD) so với một năm trước đó và chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Đáng lưu ý, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU đạt trên 5 tỷ USD tăng gần 12%.10 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 4,3 tỷ USD nông sản vào EU, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2017.

Nguồn: baodautu.vn