Trong những năm trở lại đây, chanh dây được bà con mở rộng diện tích và đẩy mạnh đầu tư phát triển. Bởi chanh dây dễ trồng, nhanh được thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác thường gặp một số loại bệnh hại chanh dây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Bà con cùng WAO tìm hiểu chi tiết dưới đây:
1. Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân:
Do virus Passion Fruit Woodiness, viết tắt là PWW gây ra.
Dấu hiệu:
Cây bị bệnh thường chậm phát triển, thân còi cọc, phát triển không đều. Khoảng cách giữa các đốt ngắn lại so với những cây bình thường.
Trên lá: Lá bị bệnh thường xoăn lại, nhăn nheo và nhỏ hơn. Chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm, phần thân lá phình to ra. Bệnh lan truyền do côn trùng chích hút như rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn, ruồi vàng…
Trên trái: Bệnh nhẹ vỏ thường có màu xanh trắng. Bệnh phát triển mạnh lớp phấn thường bao phủ toàn bộ trái. Bệnh làm cho trái bị biến trạng, vỏ sần sùi và xuất hiện những cục u nổi lên. Khi bị bệnh, trái ngừng phát triển, màu sắc không đồng nhất và bị cứng lại. Khiến mẫu mã xấu đi, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.
Cách xử lý:
Tiến hành cắt tỉa bớt những phần bị bệnh trên cây hoặc nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng rồi mang ra khỏi vườn đi tiêu huỷ.
Sau đó, sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Nhằm xử lý mầm bệnh, đồng thời tăng kích kháng cho cây.
2. Bệnh xoăn lá do virus
Nguyên nhân:
Virus Pâya leaf curl là tác nhân gây ra hiện tượng xoăn lá trên chanh dây. Rầy phấn trắng là trung gian truyền bệnh khiến bệnh lây lan nhanh cho vườn.
Dấu hiệu:
Lá cây bị quăn queo, biến dạng. lóng thân ngắn lại, lá có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng lá xoay vào bên trong thân cành. Quan sát thấy màu lá đậm hơn, giày và giòn hơn.
Cách xử lý:
Cắt tỉa những cành bị bệnh hoặc nhổ bỏ những cây bị nặng rồi đem đi tiêu huỷ.
Sử dụng MIG 29 + Amino phun cho chanh dây vừa giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus, tăng khả năng đề kháng vừa hỗ trợ phục hồi cây nhanh chóng, giúp xanh lá, dày lá và mập đọt.
3. Bệnh đốm dầu
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Pseudomonas pasiflorae tấn công gây bệnh.
Dấu hiệu:
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân và trái.
Trên lá: Vết bệnh có màu nâu vàng hoặc màu màu nâu xám. Bao quanh vết bệnh là quầng màu vàng nhạt.
Trên thân còn non xuất hiện những vết trùng màu xanh đen, mọng nước. Dần dần chuyển thành màu nâu sáng, có viền xung quanh.
Trên quả, vết bệnh màu xanh tối, nhìn trông giống như các giọt dầu. Sau đó phát triển thành những vòng tròn thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước. Làm cho trái rụng sớm và thối trái.
Cách xử lý:
Tiến hành cắt tỉa, thu gom những bộ phận bị nhiễm bệnh rồi đưa đi tiêu huỷ khỏi vườn tránh lây lan.
Sau đó, phun hỗn hợp Vaccin + Siêu đồng 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Vừa có tác dụng sát khuẩn cho vết bệnh, vừa tiêu diệt nấm khuẩn gây hại chanh dây.
4. Bệnh héo xanh vi khuẩn
Nguyên nhân:
Vi khuẩn Pseudomonas syringae là tác nhân gây bệnh héo xanh cho cây.
Dấu hiệu:
Khi bị nhiễm bệnh, toàn bộ cây bị rũ xuống và chết dù lá vẫn còn xanh. Phần bên trong thân cây bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu làm cho cây không phát triển được và gây chết cây
Cách xử lý:
Tiến hành nhổ bỏ những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ ra khỏi vườn tránh hiện tượng lây lan.
Sau đó, sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá trái cho những cây chưa bị bệnh để sát khuẩn và tiêu diệt nấm bệnh cho những cây chưa bị bệnh. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
5. Bệnh đốm nâu
Nguyên nhân:
Bệnh đốm nâu xuất hiện do nấm Alternaria passoflorae gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hạ.
Dấu hiệu:
Trên lá ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó lan rộng thành đốm lớn hơn, có hình dạng không cố định và có tâm màu sáng.
Trên thân vết bệnh là những vệt thon dài màu nâu đen, vị trí gần nách lá hoặc gần gân lá. Một thời gian sau, vết bệnh sẽ lan dần ra và bao quanh thân cây, khiến phần ngọn bên trên sẽ bị héo và chết dần
Trên quả ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ như đầu mũi kim, lớn lên bị lõm vào trong và có tâm đốm tròn màu nâu. Khi bị bệnh, vỏ dần nhăn nheo, teo nhỏ và rụng
Cách xử lý:
Sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, trái cho cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để tiêu diệt nấm hại tấn công cây với hiệu quả tốt nhất.
6. Bệnh thối rễ
Nguyên nhân:
Nấm Phytophthora là tác nhân gây ra bệnh thối rễ trên chanh dây
Dấu hiệu:
Cây nhiễm bệnh thường lá có màu vàng, sinh trưởng kém, bị nặng có thể dẫn đến chết cây.
Trên lá cây bị bệnh có dấu hiệu chuyển qua màu xanh nhạt. Dần dần chuyển qua màu vàng, rụng khiến lá không quang hợp được. Sau đó khiến cho cây héo rũ rồi chết đi
Trên thân cây cũng xuất hiện hiện tượng biến đổi từ màu xanh sang màu nâu, thân bị khô và nứt.
Phần cổ rễ có hiện tượng bị thối và lan dần xuống rễ. Vết bệnh chuyển sang màu đậm rồi dần chuyển sang màu đen. Cản trở việc hấp thu nước và dinh dưỡng.
Bệnh thối rễ thường xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, khi độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho nấm bệnh bùng phát.
Cách xử lý:
Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới cho cây để tiêu diệt nấm hại trong đất, đồng thời tái tạo bộ rễ khoẻ mạnh giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
7. Bệnh thối hạch
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra
Dấu hiệu:
Xuất hiện các hạch nấm màu đen, dễ bong tróc, khô cứng dẫn đến gãy các chồi non phía trên. Các vết bệnh có màu nâu nhạt sau đó lan rộng bao phủ toàn bộ quả.
Một thời gian sau xuất hiện những đốm đen, quả bị rụng hàng loạt.
Cách xử lý:
Cắt tỉa, thu gom những phần bệnh hại ở chanh dây rồi đem ra khỏi vườn để tiêu huỷ, tránh lây lan cho những cây còn lại.
Sau đó, sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun 2 lần, mỗi lần 3 -5 ngày để khử trùng và tiêu diệt nấm gây hại cho chanh dây.
Bà con chú ý thăm khám vườn thường xuyên và vệ sinh vườn sạch sẽ để hạn chế tối đa nấm bệnh tấn công cây. Đồng thời, cần chủ động phòng trừ bệnh hại chanh dây để đạt hiệu quả cao cho mùa vụ.
Xem thêm:
Bệnh đốm dầu vi khuẩn hại chanh dây như thế nào ?
Khắc phục bệnh thối rễ trên chanh dây ( chanh leo)
Chanh dây bị vàng lá thối rễ xử lý như thế nào cho triệt để?