Dâu tây là loại trái cây có vẻ ngoài đỏ mọng đẹp mắt, ngoài ra còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Nó phù hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Mộc Châu hay Sapa….Tuy nhiên, để trồng được một vườn dâu tây chín đỏ mọng và chất lượng thì quả là chuyện không hề đơn giản. Bởi nó khá khó trồng và dễ bị sâu bệnh hại.
Dưới đây, WAO chia sẻ những loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp nhé!
1. Bệnh đốm đen
Nguyên nhân:
Nấm Collectotrichum acutatum là tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện:
Xuất hiện những đốm tròn có màu nâu ở trên trái khi trái chín. Dần dần chuyển qua màu đen hoàn toàn. Trước khi chín, nếu trái bị nhiễm bệnh sẽ bị đen cả trái rồi héo. Hoặc sau khi thu hoạch, bệnh vẫn có thể lây lan khiến trái bị hư hỏng nặng hơn.
Lưu ý, bón quá nhiều đạm cũng dễ dàng khiến cây bị nhiễm bệnh đốm đen.
Cách xử lý:
Bón cân đối dinh dưỡng, kiểm soát lượng đạm khi bón cho cây.
Vệ sinh ruộng thường xuyên, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những phần bị bệnh nhằm hạn chế lây lan.
Sử dụng Mocabi+ Siêu Đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả nhằm kiểm soát nấm bệnh gây hại cho dâu tây. Phun 2 lần, cách nhau 3 ngày.
2. Bệnh đốm đỏ
Nguyên nhân:
Đây là loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp do nấm Mycosphaerella fragariae gây ra. Có thể lây lan trong quá trình tưới nước hay khi xảy ra mưa to. Điều kiện thời tiết ấm và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Biểu hiện:
Trên lá xuất hiện những đốm tròn màu đỏ tía trên bề mặt lá. Giữa đốm có màu trắng xám, quầng màu tím. Kích thước rộng từ 3-6mm. Ngoài ra, còn có những đốm đỏ ở mặt dưới lá nhưng có màu nhạt hơn.
Cách xử lý:
Cắt tỉa, thu gom những phần bị bệnh đem đi tiêu huỷ.
Sau đó phun chế phẩm sinh học Mocabi+ Siêu đồng nhằm tiêu diệt nấm bệnh tấn công cây. Nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
3. Bệnh mốc xám
Nguyên nhân:
Nấm Botrytis cinerea là tác nhân gây ra bệnh mốc xám. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, ẩm ướt. Lây lan nhanh qua gió và nước.
Biểu hiện:
Đầu tiên trên quả xuất hiện những đốm nâu sáng, sau đó lan rộng ra cả trái và bao phủ một lớp mốc xám lên trên. Bệnh gây hại trên cả hoa và trái non rồi làm cho trái bị khô. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện và gây hại mạnh ở giai đoạn quả chín. Lưu ý, sau khi thu hoạch nếu được bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao thì mầm bệnh dễ lây lan và làm hư quả.
Cách xử lý:
Vệ sinh vườn sạch sẽ, đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, lên luống cao.
Che phủ bằng rơm rạ,… để ngăn không cho trái tiếp xúc với đất trồng hoặc sự ẩm ướt.
Cắt bỏ và tiêu huỷ những phần bệnh rồi sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng để phun cho cây, vừa giúp sát khuẩn vừa kiểm soát được nấm bệnh gây hại cho dâu tây.
4. Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Sphaerotheca macularis gây ra.
Biểu hiện:
Ban đầu, vết bệnh là một lớp bột trắng ở phía dưới bề mặt lá. Trên mặt lá, thân, hoa và trái cũng có thể bị nhiễm bệnh. Lá bị bệnh có dấu hiệu bị cuốn tròn lên trên và để lộ mặt dưới lá là một lớp bột màu trắng. Những nơi xuất hiện bệnh thường sẽ héo khô và chết.
Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua gió. Lây lan rất nhanh và gây hại nhiều ở thời kỳ cây đã ra hoa, kết trái. Loại nấm này thường gặp nhiều ở nhà kính và dàn che nilon hơn là canh tác ngoài trời.
Cách xử lý:
Tiêu huỷ những bộ phận bị nhiễm bệnh tránh lây lan ra cả vườn.
Sau đó, sử dụng Vaccin + Siêu đồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày nhằm kiểm soát nấm gây bệnh phấn trắng
5. Bệnh thối rễ
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Pythium spp và nấm Fusarium gây ra. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện đất thoát nước kém, nhiệt độ thấp, mất cân bằng dinh dưỡng và bị ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ.
Biểu hiện:
Cây còi cọc, thiếu sức sống, phát triển kém.
Trên lá, lúc đầu có màu đỏ như bị luộc ở phía rìa lá vào. Sau đó, lá bị khô, rũ xuống làm cây héo hết lá.
Trên rễ bị thâm đen, ở giữa lớp trong cùng của thân bị thối lan rộng dần. Cắt ngang phần gỗ của thân bị bệnh lúc đầu chuyển sang màu nâu vàng, sau khi cây héo và chết thì vết thâm lan rộng hết phần lõi và chuyển sang màu nâu đậm.
Những cây bị bệnh thối rễ thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và gây hại cho cuống, lá và quả.
Cách xử lý:
Bà con nên kiểm tra và chú ý hệ thống thoát nước của vườn. Tránh gây ngập úng.
Tiễn hành nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong đất, tái tạo bộ rễ mới khoẻ mạnh và bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi.
6. Nhện đỏ gây hại
Biểu hiện:
Nhện đỏ là loại sâu bệnh hại dâu tây thường gặp phổ biến. Chúng chích hút nhựa lá làm lá non chuyển sang màu vàng loang lổ từng đám, bị khô do cạn kiệt dinh dưỡng. Tấn công lên hoa làm nhị hoa bị chết và không thể làm quả được. Đối với trái, nhện đỏ hút chích dinh dưỡng làm trái bị sạm vàng và nứt khi trái lớn.
Chúng sống tập trung ở mặt dưới của lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ. Có vòng đời ngắn nên mật độ đông. Nó phát sinh và gây hại mạnh trong mùa khô nóng.
Cách xử lý:
Sử dụng chế phẩm sinh học WAO M19 phun ướt đẫm cây, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Chú ý, nhện đỏ có khả năng lờn thuốc nhanh nên bà con không nên kiểm soát chúng bằng sản phẩm hoá học.
7. Bọ trĩ, rầy, rệp
Biểu hiện:
Chúng có kích thước nhỏ, phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cho cây nhanh chóng bị suy kiệt, dinh dưỡng kém. Khi bị chúng tấn công, hoa bị giảm, năng suất giảm và phẩm chất kém.
Cách xử lý:
Phun WAO M19 phun ướt đẫm cây để tiêu diệt sâu bệnh hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
8. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá
Biểu hiện:
Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc, phá hoại chủ yếu vào ban đêm. Nó ăn lá và ăn phần thân non của cây.
Sâu cuốn lá làm gãy cuống lá gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.
Cách xử lý:
Sử dụng WAO AKA phun ướt đẫm cây nhằm tiêu diệt sâu hại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Để cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt, bà con nên chú ý chăm sóc cho sức khoẻ của nó bằng phân hữu cơ NPK Hàn Quốc. Ngoài ra, trước khi xuống giống cần tưới bộ giải pháp WAO BOOM để kiểm soát nấm bệnh hại trong đất, kích thích cho bộ rễ của dâu tây khoẻ.
Nếu bạn đang cần tư vấn những vấn đề liên quan đến dâu tây, để lại thông tin để WAO hỗ trợ !