Trung vi lượng mang lại cho cây trồng những chất thiết yếu được cây trồng hút để nuôi sống bản thân chúng, cùng congnghesinhhocwao.vn tìm hiểu về trung vi lượng nhé.
1. Trung lượng
Nhóm nguyên tố trung lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu được cây trồng hút với số lượng từ hàng chục đến hàng trăm kg/ha/năm. Bao gồm Ca, Mg, S, Si
1.1. Canxi (Ca)
Canxi cần thiết cho sự phân chia tế bào cây trồng được bình thường. Thêm vào đó canxi có vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng cường khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu một số loại sâu bệnh của cây trồng. Đất chua hoặc đất kiềm mặn thường thiếu canxi. Ngoài ra, đất đồi dốc rửa trôi nhiều nhưng không bón vôi cũng có thể thiếu canxi. Một số loại phân có chứa canxi như Dolomit, thạch cao, vôi…
1.2. Magiê (Mg)
Là nhân của diệp lục tố (chất tạo màu xanh của lá cây) và giúp cho cây hút lân dễ dàng, đồng thời làm cho sự vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn. Đất nhẹ thường nghèo Mg và các loại đất bón phân kali hoặc super photphat nhiều năm thì hiện tượng thiếu Mg là phổ biến. Có thể bổ sung Mg cho cây trồng bằng các loại phân tác dụng nhanh như Magiê Sunfat (MgSO4), Magiê kali sunfat (2MgSO4.K2SO4), phân hóa học có chứa Magiê.
1.3. Lưu huỳnh (S)
Là thành phần của các axit amin tạo mùi thơm, protein, coenzyme A và các vitamin B8 (biotin), B1 (thiamin). Lưu huỳnh có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng nông sản như tăng mùi thơm cho cà phê, trái cây, tăng hàm lượng dầu cho cây cọ dầu, đậu phộng… Một số loại phân có chứa lưu huỳnh thường dùng cho cây trồng như SA, phân NPK 16-16-8+9S + TE, phân NPK 17-7-17+9S+TE, Magiê sunfat (MgSO4)…
1.4. Silic (Si)
Làm bó mạch của cây trở nên cứng cáp giúp cây chống đổ ngã, làm cho bộ lá đứng thẳng tăng diện tích quang hợp và giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh, giúp cây trồng chống chịu khô hạn tốt hơn, giảm tích lũy các chất độc do kim loại nặng gây ra, giúp cây hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, chống chịu đất nhiễm mặn và ngộ độc hữu cơ.
Đặc biệt, Si giúp tăng năng suất và phẩm chất cho lúa (gạo). Phần lớn trong đất có chứa một lượng Silic đáng kể, nhưng hàm lượng Silic hữu hiệu trong dung dịch đất rất thấp chỉ từ 3,5-4ppm. Có thể bón phân SiUrea (chứa 18% Silic) để bổ sung thêm Silic cho cây trồng.
2. Vi lượng
Nhóm nguyên tố vi lượng là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu được cây trồng hút với số lượng khá ít nhưng cực kỳ quan trọng đối với cây trồng. 8 nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cây trồng, bao gồm Cu, Zn, Fe, Mn, B, Mo, Cl, Ni. Tuy nhiên, các vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất là Boron, sắt, mangan và kẽm.
2.1. Đồng (Cu)
Thúc đẩy chức năng hô hấp của cây, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A. Đồng thời, làm tăng hiệu lực hấp thu kẽm, Mangan, Bo… Tình trạng thiếu đồng thường xảy ra ở các vùng đất cát, đất than bùn hay đất có hàm lượng hữu cơ cao và ở những vùng đất mới khai hoang hay đất chua.
2.2. Kẽm (Zn)
Kẽm là thành phần của nhiều loại enzym. Ngoài ra, nó là một yếu tố quan trọng trong các giai đoạn phát triển ban đầu của cây trồng, Zn đóng vai trò trong quá trình quang hợp, cân bằng hormone thực vật, hoạt động của auxin, sự phát triển của rễ, hạt và quả.
Cây trồng thiếu kẽm sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây, nhưng những triệu chứng phổ biến dễ nhận thấy nhất như: Cây còi cọc, chậm phát triển, lá non ra có kích thước nhỏ, các lá bánh tẻ chuyển màu úa vàng.
2.3. Sắt (Fe)
Sắt là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất diệp lục. Vì lý do này, sắt là nguyên tố cần thiết cho quá trình quang hợp và thành phần enzym. Sắt cũng ảnh hưởng đến việc chuyển giao năng lượng, khử và cố định nitơ, cũng như sự hình thành lignin.
Cây trồng thiếu sắt sẽ có biểu hiện vàng các lá non, gân lá xanh nhạt.
2.4. Mangan (Mn)
Mangan ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lục lạp và là nhân tố tham gia tích cực vào quá trình quang hợp. Mangan cũng kích hoạt các enzym và ảnh hưởng đến sự nảy mầm, ra hoa kết trái của cây. Ngoài ra Mn còn có vai trò trong việc kéo dài tế bào rễ và khả năng chống lại các mầm bệnh ở rễ.
Các triệu chứng thiếu Mangan rất dễ bị nhầm lẫn với thiếu Sắt. Thiếu Mn, cây còi cọc, kém phát triển, lá non có màu vàng, gân lá vẫn có màu xanh.
2.5. Boron (Bo)
Nguyên tố Bo là một trong những chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng của cây. Trong cây, Boron đóng vai trò trong sự hình thành tế bào, vận chuyển đường trong cây, sản xuất các axit amin, tác động đến sự sinh sản, ra hoa đậu quả và chất lượng cây trồng.
Khi thiếu Bo, cây trồng thường có các triệu chứng phổ biến như: Cây non phát triển còi cọc, lá biến dạng, úa vàng, có các đốm chết màu nâu đen trên lá, cây ra hoa kém.
2.6. Molyden (Mo)
Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây, cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu. Trong đất, đặc biệt đất chua, molyden bị hấp thu mạnh bởi các oxít và hydroxít sắt điều này làm giảm lượng molyden hữu hiệu cho cây trồng. Molyden có mặt trong thành phần các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra, Mo còn có thể được bổ sung cho cây thông qua sử dụng Super vi lượng Việt Mỹ.
2.7. Clo (Cl)
Nguyên tố vi lượng đặc biệt quan trọng với cây cọ dầu và dừa. Clo tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây, hoạt hóa các men, vận chuyển của canxi, magiê, kali trong cây; kiểm soát sự thoát hơi nước của cây. Đất cát bị rửa trôi nhiều thường nghèo Clo, nhưng đất mặn và kiềm thường giàu Clo.
Trong thực tế, phân KCl được sử dụng phổ biến nên hiện tượng thiếu Clo là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng hạn chế loại phân có chứa Clo cho các loại cây trồng mẫn cảm với Clo như sầu riêng, thuốc lá, khoai tây…
2.8. Niken
Cho đến nay chỉ phát hiện được enzym urease ở thực vật thượng đẳng là enzyme có chứa niken. Các vi sinh vật cố định nitơ có nhu cầu về niken cho các enzyme tham gia vào quá trình tạo khí hyđro trong quá trình cố định đạm.
Sự thiếu hụt niken làm cây tích lũy ure trong lá dẫn đến làm chết các ngọn lá. Biểu hiện thiếu hụt niken đối với cây chỉ xảy ra khi cây trồng trên những loại đất đặc biệt rất thiếu niken bởi vì nhu cầu về niken của cây là rất thấp.
3. Cách bổ sung trung vi lượng cho cây trồng
Để bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng một cách nhanh chóng, đặc biệt trong trường hợp cây trồng đã thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng thì cách nhanh nhất là bón các loại phân bón vi lượng qua lá như phân bón lá A4 hay phân bón gốc Sao đỏ. Đây là các sản phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
Phân bón cao cấp Sao đỏ
Sao đỏ là sản phẩm phân bón cao cấp, ngoài bổ sung vi lượng cho cây, sản phẩm này còn giúp ổn định pH, khử phèn trong đất nhờ hàm lượng CaO cao. Dinh dưỡng cao cấp Sao đỏ ở dạng dễ tiêu, dễ tan, cây trồng dễ hấp thụ, có thể sử dụng ở nhiều giai đoạn khác nhau giúp tăng hương vị, màu sắc, phẩm chất trái, chống nứt trái, thối trái do thiếu canxi.
Phân bón lá A4
Phân bón lá A4 là dinh dưỡng hữu cơ ở dạng amino acid. Chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng thiết yếu. Phân bón lá A4 được sản xuất bằng công nghệ nano giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng trực tiếp qua lá mà không cần phải thông qua quá trình quang hợp. Bổ sung A4 cho cây định kỳ giúp cây mập đọt, lá xanh, tăng khả năng ra hoa đậu trái, hạn chế rụng trái sinh lý, giúp chắc trái, bóng đẹp đều, tăng hương vị nông sản.
Đặt mua dinh dưỡng trung vi lượng cao cấp tại đây 👉 Phân bón cao cấp Sao đỏ và Phân bón lá A4