Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho các nấm như: Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập, là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây tiêu. Bởi vậy để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại trên tiêu thì phòng trừ tuyến trùng là điều kiện tiên quyết và hiệu quả nhất.
- Hình ảnh rễ tiêu bị Tuyến Trùng nặng
1. Triệu chứng gây hại
– Tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu gồm tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh. Chích hút dinh dưỡng từ rễ làm suy giảm sức khoẻ của cây. Gây tổn thương rễ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng và nước. Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây. Gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước và có nhiều u bướu trên rễ, vất thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành. Hội chứng vàng lá cây tiêu có liên quan đến mức độ rễ bị tổn thương do tuyến trùng ký sinh.
– Triệu chứng sưng rễ thường do tuyến trùng nội ký sinh còn chỉ là vết thâm nâu- nâu đen trên rễ do tuyến trùng ngoại ký sinh tạo ra.
2. Tác nhân và đặc điểm gây hại
– Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có sự xuất hiện diện của 19 loài thuộc 16 giống tuyến trùng khác nhau (mẫu đất và rễ hồ tiêu vùng Lộc Ninh- Bình Phước) trong đó Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus là 3 giống tuyến trùng phổ biến trong 80-100% vườn khảo sát. Dựa vào thành phần giống và loài được định danh cho thấy vùng rễ cây hồ tiêu cùng hiện diện nhiều loại tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh, trong đó Rotylenchulus reniformis, Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenaria và Tylenchulus semipenetrans là loài tuyến trùng ký sinh cố định gây hại cho rễ hồ tiêu và hiện diện phổ biến trong các vùng tiêu từ Quảng Trị đến Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Tuyến trùng luôn hiện diện trong vùng rễ hồ tiêu và tập trung nhiều từ độ sâu 5-40 cm bởi rễ là nơi cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Cây càng tốt, rễ hút dinh dưỡng càng nhiều, tuyến trùng càng phát triển nhanh về dân số. Chúng nhanh chóng tiếp cận và xâm nhiễm vào rễ non sau khi cây được trồng và thiết lập quần thể với nhiều thế hệ cùng tồn tại.
– Tuyến trùng phát tán theo nước mưa, nước tưới, động vật đi lại trong vườn, cây giống nhiễm tuyến trùng. Tàn dư rễ có tuyến trùng định cư, cây ký chủ, mảng trúng trong đất là nơi lưu tồ nguồn tuyến trùng trên vườn cây hồ tiêu hàng năm.
3. Biện pháp phòng trừ
– Biện pháp canh tác:
+ Không lên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã nhỏ bỏ do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.
+ Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ vì trong phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. Khi bón phân tránh làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu. Hạn chế để nước chảy tràn trong vườn…
+ Có thể sử dụng lá cây cúc vạn thọ tủ gốc để diệt tuyến trùng.
+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời
– Biện pháp sinh học:
+ Cung cấp các vi sinh vật đối kháng phát triển cùng Tuyến Trùng và tiêu diệt chúng
Phòng bệnh:
Sử dụng 500 ml Wao-Neem pha với 400 lít nước
Trị bệnh:
Sử dụng 500ml Wao-Neem pha với 200 lít nước
* Tưới gốc: Cây dưới 3 năm tuổi, tưới 4 – 5 lít / trụ. Cây trên 3 năm tuổi tưới 5- 7 lít / trụ
Sử dụng vi sinh vật đối kháng vào đầu mùa mữa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa
Cơ chế tiêu duyệt tuyến trùng bằng nấm đối kháng.
Lưu ý:
– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi hoặc chưa được ủ với nấm Trichoderma.
– Quy trình xử lý phân chuồng . “Hướng dẫn ủ phân chuồng, phân xanh bằng nấm Trichoderma”.
– Để tìm về sản phẩm, quý khách vui lòng nhấp vào tên sản phẩm ở trong bài viết.