Đăng bởi Để lại phản hồi

Tuyến trùng và cách phòng tuyến trùng hại cây chuối hiệu quả nhất

Tuyến trùng hại cây chuối là một bệnh nguy hiểm thường gặp trên cây chuối. Bệnh khiến rễ bị tổn thương, cây không hấp thu được dinh dưỡng lên nuôi cây, khiến cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, quả nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩ, giá trị kinh tế người trồng

1. Đặc điểm tuyến trùng hại cây chuối

Tuyến trùng là dạng động vật không xương sống, thuộc họ giun tròn. Tuyến trùng đa dạng về thành phần loài, sống ở nhiều môi trường, và chúng rất linh hoạt biến đổi khi môi trường sống thay đổi.

Tuyến trùng kích thước nhỏ phải quan sát thông qua kính hiển vi.

Chúng sống trong các mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây, làm rễ cây bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khôi u sần hoặc hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm, từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và chết.

Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ ẩm đất, pH đất, kết cấu đất, oxy trong đất,…

2. Các loại tuyến trùng hại cây chuối

Tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis)

Thành trùng dài 0,69mm; rộng 0,02 – 0,03 mm, con cái có kim, đầu hơi tròn.

Tấn công và phá hủy rễ, tạo các vết màu nâu đỏ hay đen. Rễ ngắn đi và ít mọc rễ nhánh. Tuyến trùng có thể đục vòng ngoài của củ làm vòng củ bị đỏ lên. Tuyến trùng đẻ trứng ở các mô trong rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào. Các mô chết làm thành các vết đen ở rễ. Cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loại nấm sống trong đất như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani tấn công theo các vết chích hút của tuyến trùng làm chết cây, mật số tuyến trùng tăng nhiều từ mùa thứ 2 trở đi.

Tuyến trùng này không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng hàng ngàn con có thể xâm nhập vào rễ cây. Một khi bị nhiễm, chuối sẽ hấp thụ được ít nước và chất dinh dưỡng hơn gây thiệt hại năng suất lên đến 75%. Tổn thương ở rễ còn làm cho cây dễ bị nhiễm các bệnh khác. Cuối cùng là, rễ bắt đầu thối rữa. Trong giai đoạn cuối của căn bệnh này, cây bị đổ ngã, buồng quả bị hỏng.

Tuyến trùng làm sưng rễ (Meloidogyne incognita)

Làm rễ bị sưng với nhiều nốt rễ có kích thước khác nhau. Loại này ít gây thiệt hại.

Tuyến trùng xoắn ốc (Heliotylenchus Spp)

Sống bên ngoài rễ làm đứt rễ.

Tuyến trùng chích rễ (Pratylenchus Spp.)

 Có triệu chứng tương tự như tuyến trùng đục rễ Radopholus similis.

3. Cách phòng trị tuyến trùng hại cây chuối

– Biện pháp sinh học:

Cung cấp các vi sinh vật đối kháng phát triển song song cùng tuyến trùng ức chế và tiêu diệt chúng bằng cách sử dụng Wao Neem, Bổ sung các nấm có lợi cực mạnh, kiểm soát tuyến trùng hại rễ, phòng ngừa tuyến trùng và nấm bệnh tấn công rễ đồng thời phục hồi hệ rễ.

Lưu ý: Trong quá trình xử lý bệnh chúng ta cần bấm bỏ hết cành vàng để cho cây ra đọt mới. Khi cây nhú đọt cần tiến hành phun phân bón lá định kỳ để hạn chế tác động đến rễ giúp cây phục hồi nhanh hơn. Ở giai đoạn này không nhất thiết phải bón phân cho rễ, vì rễ mới ra chủ yếu là rễ non còn rất yếu, nó chưa ăn được phân mà nhiều khi còn xót rễ khiến tiền mất tật mang.

– Biện pháp canh tác:

Áp dụng với biện pháp luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống sạch bệnh.

Để cỏ trong vườn nhằm giữ độ ẩm cho đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.

Tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma có tác dụng đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh.

Trồng các cây có tính kháng tuyến trùng có tác dung gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng: cúc vạn thọ, hạt cây củ đậu,…

Cần kiểm tra độ pH đất định kỳ, để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là môi trưởng để tuyến trùng phát triển).

Kiểm tra và thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.