Vàng lá thối rễ là một trong những bệnh thường gặp trên sầu riêng. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan rộng và tái phát hằng năm nếu không được xử lý triệt để; đặc biệt trong mùa mưa.
1. Biểu hiện sầu riêng bị vàng lá thối rễ
Trên lá: Lá chuyển vàng dần, ban đầu là một vài cành, sau đó lan ra vàng toàn bộ cây.
Dưới rễ: Các đầu rễ non, rễ cám bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ. Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen. Rễ sầu riêng bị thối khiến cây không thể hấp thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây. Cây phát triển kém, không ra đọt, lá vàng úa, trái rụng dần. Khi bộ rễ bị thối toàn bộ, cây sẽ chết.
2. Nguyên nhân sầu riêng bị vàng lá thối rễ
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh do các loại nấm Phytopthora, Fusarium và tuyến trùng gây ra
Nguyên nhân gián tiếp dẫn tới hiện tượng sầu riêng bị vàng lá thối rễ:
- Do trồng không đúng kỹ thuật, trồng sâu chôn chặt gây nghẹt cổ rễ
- Vườn thoát nước kém khiến rễ bị oi nước
- Bón quá nhiều phân vô cơ tổng hợp làm cháy đầu rễ non.
- Đất thoái hóa chai cứng, nứt nẻ vào mùa nắng, nhão nhoẹt vào mùa mưa tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
3. Quy trình xử lý khi cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ
Bước 1: Cắt tỉa cành và hạ cốt
- Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ; giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.
- Bà con dùng cuốc gạt bằng lớp đất mặt từ phần cổ rễ ra đều quanh tán để tạo độ thông thoáng cho phần thân, cổ rễ.
- Đối với vườn thoát nước kém cần tiến hành xẻ rãnh, khơi thông mương, cống để thoát nước.
Bước 2: Bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma.
- Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.
- Việc bón phân chuồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại và nhân sinh khối mạnh hơn nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ đầu rễ non.
Lưu ý: Cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho đất (khoảng 60%).
Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây:
Sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM” để xử lý nấm bệnh và phục hồi cây.
- Pha WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).
- Sau 7 ngày tiến hành tưới lại lần 2.
- Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ được cải thiện, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.
- Sau khoảng 25-30 ngày cây sẽ bắt đầu phục hồi.
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng phân bón NPK trong giai đoạn này( ít nhất 3 tháng đầu) để tránh làm cháy rễ non vừa ra.
4. Phòng ngừa bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng
Để hạn chế vàng lá thối rễ hiệu quả bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng các biện pháp đơn giản như sau:
- Xử lý đất trồng thật kỹ trước khi trồng, tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, tuyến trùng còn tồn tại trong môi trường đất bằng chế phẩm sinh học WAO BOOM.
- Bón bổ sung phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hàng năm để cải tạo đất tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, tạo môi trường cho hệ sinh vật đất phát triển tốt hơn.
- Cân bằng độ pH đất, bón bổ sung vôi dolomite để nâng độ pH đất và bổ sung magiê.
- Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng gây hại cho bộ rễ.
- Hạn chế bón phân NPK đặc biệt trong mùa mưa, tránh làm cháy các đầu rễ non tránh điều kiện để nấm khuẩn xâm nhiễm gây hại.