Phân hóa học là phân đơn hoặc phân tổng hợp có hàm lượng tổng (N + P + K) > 18%. Phân hóa học có thể bổ sung một lượng lớn dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian rất ngắn. Đó là một điểm rất mạnh của phân hóa học khi cây cần bón thúc ở từng các giai đoạn. Nhưng lạm dụng phân hóa học quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
Đối với cây ăn trái để cho năng suất cao thì phân hóa học rất quan trọng. Bởi nếu chỉ sử dụng các loại phân phân hữu cơ vi sinh. Phân chuồng sẽ rất khó để canh tác. Chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa 3 loại phân là phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng và phân hóa học. Và chủ yếu vẫn là phân chuồng và phân hóa học.
Cách kết hợp phân chuồng và phân hóa học?
Phân chuồng sử dụng khá đơn giản và có thể bón vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Đối với cây ăn trái đang kinh doanh cần bón ít nhất từ 40 – 100kg/gốc/năm. Bón 50% ngay sau khi thu hoach để chống thoái hóa đất. Phân chuồng không có khái niệm dư thừa. Đất càng xấu chúng ta càng phải bón nhiều để cải tạo đất.
Phân hóa học một năm chia ra 3 – 4 lần bón tùy vào từng đối tượng cây trồng. Nhưng lưu ý bón với lượng vừa đủ, tuyệt đối không bón dư thừa gây thoái hóa đất rất nhanh.
Vì sao lạm dụng phân hóa học gây thoái hóa đất nhanh hơn ?
Sở dĩ bón dư thừa phân hóa học gây thoái hóa đất nhanh hơn. Là do định luật yếu tố hạn chế thiếu trong đất. Nếu một trong những chất dễ tiêu như đạm, lân, kali dư thừa. Vượt quá ngưỡng cân đối với các chất khác sẽ làm hạn chế tác dụng của các chất đó. Mỗi lần bón như vậy rễ và đất đều sẽ bị sốc và rối loạn dinh dưỡng. Thường thì sẽ 1 tháng sau khi bón cây ăn quá nhiều phân, sau khi phân tan hết cây lại bắt đầu rút cạn dinh dưỡng vốn có trong đất để duy trì phát triển. Nguồn dinh dưỡng này nếu không được bổ sung thì đất hiển nhiên sẽ thoái hóa. Thậm chí là rất nhanh bởi phân hóa học không thể giúp đất tăng giá trị dinh dưỡng mà chỉ có tác dụng cung cấp trực tiếp cho cây thông qua rễ.
Vậy khắc phục bằng cách nào ?
Việc tăng cường bón vôi, bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh hằng là hết sức cần thiết. Trước giờ nếu chưa có thói bón thì bây giờ chúng ta bón. Trước giờ bón ít thì bây giò bón thêm. Cách bón cụ thể như sau:
- Đối với cây đang kinh doanh phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma bón 40 – 100kg/gốc chia làm 4 lần bón kèm với phân hóa học trong năm. 50% bón vào thời điểm sau thu hoạch, số còn lại bón chia đều bón trước hoặc sau lộc xuân và 2 thời kỳ nuôi quả lớn.
- Lưu ý: Trước khi bón phân sau thu hoạch cuốc ải đất, bón bột đá vôi trên toàn vườn để gia tăng pH. Quá trình này cần phải diễn ra hằng năm vì bón phân hóa học làm giảm pH đất rất mạnh. Lượng vôi bón giao động từ 1 – 1,5 tấn/ha tùy theo độ chua của đất.
- Nuôi giữ cỏ trong vườn để giữ ẩm, giữ nước cho đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi,…