Đăng bởi Để lại phản hồi

Xử lý phân chuồng bằng nấm đối kháng trichoderma giúp tăng 60% hiệu quả

Nấm đối kháng trichoderma là một loại nấm khá quen thuộc. Loại nấm này đa số được sử dụng để phân giải chất hữu cơ trong đất và xử lý ủ các loại phân chuồng như phân bò, phân gà, phân lợn, phân dê,…

Nói đến phân chuồng, chúng ta nghĩ đến ngay một loại phân hữu cơ khá quen thuộc, dễ kiếm, giá trị cao đối với cây trồng. Phân chuồng bổ sung nhiều hữu cơ cho đất giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên phân chuồng rất độc nếu chưa được xử lý. Trong phân chuồng có rất nhiều nấm bệnh và tuyến trùng. Đặc biệt là phân chuồng tươi. Vậy nên việc ủ phân chuồng bằng nấm trichoderma là việc hết sức cần thiết nếu không muốn cây trồng mắc bệnh.

Quy trình ủ phân chuồng bằng nấm đối kháng trichoderma như sau:

  • Nguyên liệu: Phân bò, phân gà, phân heo,…
  • Số lượng: 1 tấn
  • Dụng cụ cần thiết: Bạt nilon
  • Gia vị: 1kg Urea, 20kg super lân, 1kg TRICHODERMA
Phân chuống ủ hoai mục bằng trichoderma
Phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma

Cách ủ bằng nấm đối kháng trichoderma

  • Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma.
  • Dùng 1kg urea pha với 50-100 lít nước (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết).
  • Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn. Ủ thành đống lớn rồi dùng bạt nilon bao kín lại.
  • Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ. 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
  • Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư. Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.

Vì sao phải bổ sung lân và nấm đối kháng trichoderma?

– Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng. Đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ.

Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium, Phytothora, Fusarium solani,… Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm “sạch” mầm bệnh có trong phân chuồng. Nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng chúng sẽ tiếp tục “tiêu diệt” các loại nấm gây hại có trong đất.

– Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạt nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí. Quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.