Bệnh chết dây trên cây khoai lang hay còn gọi là bệnh héo vàng đang làm cho người trồng khoai lang cảm thấy lo lắng mỗi khi bước vào vụ mới. Cây khoai lang là cây giúp người nông dân thoát nghèo nhưng bệnh chết dây lại làm cho nhiều hộ nông dân trồng khoai lang thua lỗ. Đã có rất nhiều những vườn khoai lang gần như mất trắng vì bệnh này.
Bệnh chết dây trên cây khoai lang do nấm Fusarium sp gây ra. Nấm bệnh xâm nhập gây hại vào gốc dây khoai lang. Chúng làm cho cây khoai có những vết thương màu đen chạy dọc theo dây (hình 1). Các vết thương này làm tắc các mạch dẫn khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trở nên khó khăn, cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng, dây héo, lá có có màu tím, viền lá có màu huyết, đọt lá màu tím biểu hiện như hiện tượng thiếu lân (hình 2). Bệnh nặng làm cây chết vàng.
Cây khoai lang bị bệnh chết dây chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau đây:
Nguồn giống:
Đầu tiên phải kể đến nguồn giống. Chính sự chọn lựa hom giống không chặt chẽ dẫn đến tình trạng mua phải giống khoai đã nhiễm bệnh.
Khắc phục: Chọn mua giống ở những nguồn uy tín. Tuyệt đối không sử dụng hom giống trong vườn cây đã bị bệnh. Trước khi trồng cần phải xử lý hom giống bằng dung dịch nấm đối kháng CNX-CN để đảm bảo trước khi trồng cây hoàn toàn sạch nấm bệnh.
Nguồn đất:
Nguyên nhân thứ hai là việc xử lý đất sau thu hoạch chưa thật sự tốt. Vấn đề tiêu độc khử trùng, bón lót phân chuồng chưa được nông dân chú trọng đúng mức khiến cho mầm bệnh tồn dư trong đât sẽ lại tiếp tục gây hại ở những vụ sau.
Khắc phục: Phân chuồng chuẩn bị cho bón lót phải được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Sử dụng Abi-Trichoderma cùng phân bón lót nếu phân chuồng chưa được ủ bằng Trichoderma để diệt sạch tàn dư nấm bệnh trong đất. Không có nấm Trichoderma xử lý thì chính phân chuồng lại vô tình gây bệnh cho cây trồng. Nhất là phân chuồng tươi, bà con cần lưu ý !
Nguồn dinh dưỡng:
Nguyên nhân thứ ba dễ làm cho cây khoai lang nhiễm bệnh đó là đất thiếu hụt trung vi lượng. Thông thường bà con sẽ chỉ tập trung bón các chất đa lượng như N.P.K mà quên mất các chất dinh dưỡng cũng không kém phần quan trọng như Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S), Bo (B), Kẽm (Zn)… Thiếu các dưỡng chất cần thiết này cây khoai lang đề kháng sẽ rất kém dễ nhiễm bệnh.
Khắc phục: có 2 cách để bổ sung vi lượng cho cây khoai lang. Cách thứ nhất là dùng SAO ĐỎ tưới gốc sau khi trồng 3 – 4 tuần. Vừa có tác dụng bổ sung đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng vừa có tác dụng kích rễ cho cây khoai lang. Hoặc cách thứ hai sử dụng phân bón lá sinh học A4 để phun định kỳ 15 – 20 ngày/ lần cũng có tác dụng tương tự.
Xử lý vườn khoai lang có biểu hiện nhiễm bệnh chết dây:
Thông thường bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn trong những tháng mùa mưa. Cho nên việc đầu tiên khi phát hiện một vài cây trong vườn nhiễm bệnh là tiến hành nhổ bỏ các cây bệnh, ủ đống xử lý bằng vôi bột. Tiếp đó tiến hành đánh lại rãnh cho vườn thoát nước một cách tốt nhất. Sau khi đánh rãnh xong sử dụng ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG phun để diệt trừ nấm bệnh đồng thời ngăn chặn không cho chúng lây lan sang những cây còn lại. Tốt nhất nên phun phòng luôn cho cả vườn. Nguy cơ nấm bệnh tồn tại khắp mọi nơi trong vườn là rất cao. Nếu không diệt trừ tận gốc chúng sẽ lại phát triển và lây lan khi có điều kiện thuân lợi. Chúc bà con thành công !
Yêu cầu tư vấn từ chuyên gia
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Tư vấn miễn phí: 0978.497.345 (Thanh Ngà)
Hotline: 0239.3.691.333
Sản phẩm này bao nhiêu tiền vậy bác
Bạn liên hệ 0978.497.345 để biết thông tin chi tiết nhé