Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút. Cùng tìm hiểu mô hình nuôi cút thành triệu phú của anh ấy nhé.
Nông dân làm giàu nhờ con chim cút bé nhỏ
10 năm trước, gia cảnh nghèo khó quá, anh Dũng trăn trở mãi, rồi quyết định nuôi chim cút. “Nhận thấy nhu cầu chim cút, trứng cút ở quê mình không nhỏ, nhất là vào mùa cưới hỏi, tiệc tùng, trong khi người nuôi cút cả tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay nên tôi quyết định chọn nghề này” – anh Dũng kể. Lúc đó cả huyện Cam Lộ chưa có ai nuôi con chim này.
Năm 2002, anh vào Thừa Thiên- Huế, đến trang trại nuôi chim cút của người quen học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, anh vay 10 triệu đồng mua 1.000 con giống về nuôi lấy trứng. Chưa đầy năm sau vợ chồng anh hoàn trả hết số nợ ban đầu. Ước tính thu nhập từ chim cút trong năm đầu của vợ chồng anh lên tới 50 triệu đồng. Đây là một số tiền rất lớn đối với hoàn cảnh còn nghèo khó như gia đình anh.
Nuôi chim cút đúng kỹ thuật mang lại thu nhập cao cho người nuôi
Có vốn, anh phát triển đàn chim cút dần lên. Đến nay, trang trại của anh có tới 3.000 con, lúc nhiều nhất lên đến 4.000 con. Anh Dũng cho biết: “Chim cút đẻ trứng quanh năm, bình quân mỗi ngày vợ chồng tôi xuất ra thị trường 1.000 quả trứng và 300 con chim thịt. Theo thời giá hiện tại, ước tính tổng số tiền thu được mỗi ngày khoảng 600 – 800 nghìn đồng, trừ chi phí lãi gần 300 nghìn đồng”.
Nhờ nuôi chim cút, vợ chồng anh đã xây được nhà khang trang, 4 đứa con ăn học đàng hoàng. Ngoài ra, anh luôn giúp đỡ bà con trong thôn có hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm nuôi cút cho những hộ nông dân muốn làm theo mô hình này.
Chị Phạm Thị Sáng- Chủ tịch Hội ND xã Cam An đánh giá: “Anh Lê Hữu Dũng là tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo ở địa phương”.
Cây cà chua trái vụ của anh Dư vẫn cho thu nhập cao
Mời các bạn cùng về thăm mô hình trồng cây cà chua của anh Nguyễn Văn Dư (cà chua trái vụ) ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La. Điều đặc biệt của cây cà chua anh Dư là cây cà chua được ghép trên gốc cây cà tím.
Cà chua được ghép trên gốc cây cà tím
Cùng tham khảo mô hình rộng 2ha trồng cà chua trái vụ của người hùng cà chua Nguyễn Văn Dư các bạn nhé.
Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau để biết được những công năng tác dụng tuyệt vời của cây cà chua nhé.
Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, thậm chí nấu súp. Sau đây là 9 lợi ích của cà chua.
1. Cải thiện thị lực
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .
2. Phòng chống ung thư
Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.
3. Làm sáng da
Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
4. Giảm lượng đường trong máu
Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
5. Thúc đẩy giấc ngủ ngon
Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.
6. Giữ xương chắc khỏe.
Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.
7. Chữa các bệnh mãn tính
Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.
8. Tốt cho mái tóc của bạn
Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.
9. Giúp giảm cân
Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol.Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.
Cho dù là cà chua tươi, sấy khô, hầm, xay nhuyễn hoặc nước ép, thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gặt hái tất cả các lợi ích sức khỏe nó mang lạ
Hôm nay mời các bạn cùng tới thăm mô hình làm giàu từ cây quýt đường của anh Hồ Văn Hà ở xã Tân Hiệp đã được nhiều người biết đến không chỉ với năng suất cao mà chất chất lượng quả quýt đường lại được đảm bảo. Ở bài này các bạn sẽ được anh Hà chia sẻ các kỹ thuật cơ bản như các thiết kế vườn trồng cây, cách bón phân chăm sóc cây qua các giai đoạn và đặt biệt là được anh chia sẻ về cách phòng tránh bệnh của cây.
Người nông dân đang chăm sóc cây quýt đường.
Vậy bí quyết gì giúp anh vươn lên thoát nghèo làm giàu tại vùng quê nghèo là gì? Mời các bạn cùng theo dõi phóng sự mô hình làm giàu từ cây quýt ngọt của anh Hà nhé.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết sau đây để hiểu rõ được tác dụng của cây quýt đường trong việc chữa trị bệnh các bạn nhé. Cây quýt có tên khoa học là citrus deliciosa tenore. Vỏ quýt (trần bì) và hạt quýt (quất hạch) đều có tác dụng chữa bệnh.
Vỏ quýt có tác dụng chỉ khái (làm cho hết ho), hóa đờm (làm cho long đờm và tiêu đờm), kiện tỳ (giúp tiêu hóa tốt), giảm các chứng phong tê thấp… Vỏ quýt có mặt hầu hết trong các thang thuốc của nam giới. Chỉ định dùng để trị ho, ăn uống khó tiêu, buồn nôn: Dùng 4-6 gr trần bì sắc với 100 ml, bỏ thêm khoảng 15-20 gr đường (đường phèn càng tốt); sắc còn 50 ml, uống dần trong ngày (mỗi lần 1 thìa nhỏ). Chú ý vỏ quýt để khô càng lâu càng tốt. Có thể dùng quả non, bổ làm tư, phơi khô dùng thay cho vỏ quýt cũng có tác dụng tương tự.
Hạt quýt điều trị các chứng sưng đau tinh hoàn, kể cả quai bị. Cách dùng: hạt quýt khô: 10 – 20 gr giã giập, sắc với 100 ml nước, còn 50 ml, chia nhỏ uống 3-4 lần trong ngày. Lá quýt tươi điều trị viêm tuyến vú sau sinh: Không kể số lượng, sao nóng ấp vào vùng đau, 1-2 lần/ngày. Chỉ vài ngày sau là khỏi. Nước quả quýt chín còn có tác dụng làm giã rượu: khi bị say có thể dùng vài quả quýt chín vắt lấy nước uống sẽ mau tỉnh rượu.