Đăng bởi Để lại phản hồi

CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 DÙNG CHO CÂY VẢI

CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 DÙNG CHO CÂY VẢI

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-vai (1)

1- Công dụng của chế phẩm sinh học A4

Chế phẩm sinh học A4 giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các hướng, tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng cường khả năng quang hợp. Khi sử dụng chế phẩm sinh học A4  đúng theo quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ khi trồng đến các chu kỳ thu thu hoạch của cây có thể làm tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được một số loại sâu, bệnh như: bọ xít, các loại rệp, bệnh  mốc sương, bệnh thán thư,…ngoài ra chế phẩm sinh học  còn giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% – 30% trở lên.

2-Cách sử dụng chế phẩm sinh học :(Diện tích 360m2)

  1. 1 Thời kỳ mầm non (những đợt cây ra lộc non):Dùng 5ml chế phẩm sinh học hòa với 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt lên cây, phun vào thời kỳ này giúp chồi sinh trưởng khỏe, bộ lá phát triển tốt, lá dày và cứng, hạn chế được một số loại sâu gây hại như: rệp, bọ xít nâu…

2.2  Thời kỳ trước ra hoa: Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, dùng 5ml chế phẩm sinh học hòa với 15 lít nước sạch phun đều lượt dưới dạng sương mù. Phun chế phẩm sinh học  thời kỳ này sẽ kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, hoa nở đều và tập trung, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý do thiếu dinh dưỡng.

2.3 Thời kỳ quả nhỏ:Sau khi hoa rụng hết quả đã đậu chúng ta dùng 5ml sản phẩm hòa với 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Phun thời kỳ này giúp hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, tạo điều kiện cho quả phát triển tốt ở giai đoạn đầu, quả phát triển đều, tránh hiện tượng quả bị dị dạng không cân đối.

2.4 Thời kỳ quả lớn: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước sạch phun đều 01 lượt lên cây, thời kỳ này bà con có thể phun từ 2 – 4 lần, cách 7 – 10 ngày phun 1 lần, lần phun cuối cùng cách thời gian thu hoạch quả từ 20 – 30 ngày. Phun thời kỳ này làm cho quả lớn nhanh, kéo dài thời gian sinh trưởng của các lá công năng nuôi quả, chất lượng quả cao, mẫu mã đẹp, cho thu hoạch sớm hơn chính vụ từ 7 – 12 ngày, thời gian bảo quản quả lâu, hạn chế thối quả.

2.5  Sau khi thu hái: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với  15 lít nước sạch phun lên cây. Phun thời kỳ này nhằm mục đích hồi phục cây sau 1 năm nuôi hoa, quả tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và chuẩn bị cho đợt ra hoa quả sang năm.

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-vai (3)

* Chú ý trước khi sử dụng chế phẩm sinh học A4:

– Bảo quản chế phẩm sinh học  nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.

– Trước khi phun chế phẩm sinh học “A4” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Cần lưu ý trong thời kỳ quả nhỏ đến thời kỳ quả lớn không bón nhiều đạm tránh hiện tượng kích thích hình thành tầng rời giữa cuống quả và quả gây lên hiện tượng rụng quả sinh lý.

– Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều. phun cách thời điểm hoa rộ khoảng 3 -5 ngày.

– Đối với những cây  mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chế phẩm sinh học A4 dùng cho Cây Na

Cây na là một trong những loại cây ăn trái có hàm lượng dinh dưỡng cao. So với những loại quả khác thì quả na luôn có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, dưỡng trái na luôn là vấn đề được bà con nông dân hết sức quan tâm.

1. Công dụng của chế phẩm sinh học A4

Chế phẩm sinh học A4 với thành phần chính là Amino acid. Amino acid giúp tăng cường khả năng phát triển chồi lộc ở giai đoạn trước ra hoa, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, tăng khả năng tích lũy dinh dưỡng về quả, kích thích sự phát triển rễ, thân và lá, tạo sức sinh trưởng tốt. Khi sử dụng đúng theo quy trình kĩ thuật từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối  làm tăng sức đề kháng cho cây hạn chế tối đa sự phát triển của dịch sâu bệnh hại, bệnh đồng thời giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất chất lượng lên từ 20– 30%, làm cho quả to đều, không dị dạng, mắt na đẹp hơn, quả ngọt tự nhiên.

2. Cách sử dụng: (diện tích 330m2­)

2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Chưa cho thu hoạch)

– Giai đoạn cây con: Sau khikhi trồng đại trà, khi cây đã bén rễdùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt lên cây.

– Giai đoạn cây phát triển thân, cành, lá (Phát triển sinh dưỡng): Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt. Thời kỳ này cứ 20 – 30 ngày phun 1 lượt cho đến khi cây cho thu hoạch. Một năm có thể phun 10 – 12 lần. Chú ý trong thời kỳ khô hạn thì ngừng phun chế phẩm.

Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây na
Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây na

2.1 Thời kỳ kinh doanh

– Giai đoạn cây phát triển mầm non: Khi quan sát thấy 60 – 80% số mầm hữu hiệu trên cây phát triển (lá chưa nở), dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 – 15 lít nước phun đều một lượt. Phun 2 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày phun một lần.

– Giai đoạn trước khi ra hoa rộ 15 – 20 ngày (ra hoa đợt đầu): Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 13 – 15 lít nước phun đều một lượt.

– Giai đoạn sau khi thụ phấn, thụ tinh và đậu quả (thời kỳ quả nhỏ): Quan sát trên cây, phun theo đợt đậu quả nếu trên cây có khoảng 60 – 70% quả đã đậu đều (quả cùng độ tuổi) dùng 5ml chế phẩm pha với 15 lít nước phun đều một lượt. Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày.

– Giai đoạn quả lớn: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều một lượt, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau  15 ngày (có thể 20 ngày).

Chế phẩm sinh học A4 dùng được hầu hết các giai đoạn phát triển của cây na
Chế phẩm sinh học A4 dùng được hầu hết các giai đoạn phát triển của cây na

Chú ý khi sử dụng:

– Trước khi sử dụng đọc kỹ hướng dẫn, lắc đều chai chế phẩm, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h. Bảo quản chế phẩm sinh học nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ hoặc bất kỳ một chế phẩm nào khác.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Do đặc điểm sinh trưởng của cây na, ra hoa và quả xen kẽ nhau nên khi phun chế phẩm phải phun tránh thời điểm ra hoa rộ, thời gian phun tốt nhất vào buổi chiều mát (khoảng sau 16h chiều là tốt nhất).

– Không nên phun khi cây thiếu độ ẩm (độ ẩm đất và độ ẩm không khí), tránh thời điểm nắng nóng, khô hạn cũng như lượng mưa nhiều.

– Chú ý phun theo đợt quả, không phun tự do, phun theo đúng quy trình đã hưỡng dẫn. Phun loãng quá hoặc đặc quá đều không đem lại hiệu quả cao và rõ rệt.

– Trong quy trình sử dụng, nếu có điều kiện ở thời kỳ sau khi đậu quả, cứ 7 – 10 ngày phun một lượt sẽ cho hiệu quả nhanh và tốt nhất.

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

Tìm hiểu thêm: Sâu bệnh cây na, cách trị sâu bệnh trên cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 DÙNG CHO CÂY MĂNG CỤT

HDSD CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 DÙNG CHO CÂY MĂNG CỤT

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-mang-cut (1)

 

I. Công dụng chế phẩm sinh học “A4”

Khi sử dụng chế phẩm sinh học “A4” cho cây măng cụt sẽ giúp giảm từ 30 – 50% lượng phân bón các loại tùy theo chất đất, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây, cành lá xum xuê, tăng tỉ lệ thụ phấn và thụ tinh vì vậy tăng tỉ lệ đậu hoa và đậu quả, hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý. Quả to, ngọt đậm, cùi (tựa) dày, màu vỏ quả sáng đẹp, kéo dài thời gian bảo quản. Nếu sử dụng đúng quy trình hướng dẫn từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối sẽ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, hạn chế khả năng nhiễm các bệnh như: đốm lá,… nhiễm các loại sâu hại như: sâu vẽ bùa, nhện, bù lạch, ruồi đục trái…cho thu hoạch sớm hơn thời vụ đại trà từ 7 – 10 ngày.

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-mang-cut (2)

II. Hướng dẫn sử dụng (ĐVT: 1000m2)

2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Thời kỳ trồng mới)

Được tính từ khi trồng (xuống giống) đến khi cây cho thu hoạch vụ đầu tiên. Hiện nay măng cụt ở Việt nam cho trái sau 10 – 15 năm trồng, cây tốt có thể cho trái sau 7 – 8 năm trồng tuỳ vào giống và phương pháp chăm sóc. Mục đích của người dân hiện nay là làm thế nào để cây cho trái vào lúc đạt 4-5 tuổi đối với cây ghép, 5-6 năm tuổi đối với cây trồng từ hạt (với thời gian cây con là 2 năm tuổi trong vườn ươm).

a) Giai đoạn xử lý đất:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học hòa với 20 – 25l nước phun đều 01 lượt xung quanh đáy hố trồng. Tác dụng giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện thúc đẩy rễ cây con phát triển sau trồng. (Nếu có điều kiện thì phun 2 – 3lần, mỗi lần cách nhau    3 – 5 ngày trước khi trồng cây).

b) Giai đoạn sau trồng 10 – 15 ngày:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 45l nước phun đều 01 lượt. Giúp cây con phát triển chồi, lá; tăng cường khả năng quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng qua lá, tăng khả năng sinh trưởng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ bộ rễ còn chưa phát triển hoàn thiện.

c) Giai đoạn sau trồng 2 tháng

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 02 tháng phun đều 01 lượt trong năm đầu trồng cây. Tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng số cành lá, tăng chiều cao cây.

d) Giai đoạn sau trồng 01 năm

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 4 tháng phun đều 01 lượt, kết hợp với bón phân các loại.

e) Giai đoạn sau trồng 2 – 4 năm

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Cách 6 tháng phun đều 01 lượt với liều lượng như trên. Tăng cường khả năng sinh trưởng sinh dưỡng của cây, giúp cây chóng ra hoa.

f) Giai đoạn sau trồng4 – 5 năm

– Trước khi ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập, tăng sức sống của nhụy.

– Thời gian cây đang ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

– Thời kỳ nuôi giữ quả: Sau khi hết hoa phun thêm 01 lượt nữa với liều lượng 15ml pha với 30l nước. Sau đó phun liên tiếp mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.

– Thời kỳ quả lớn: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30l nước phun đều 01 lượt, cách 15 ngày phun 01 lượt. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-mang-cut (3)

2.2 Thời kỳ kinh doanh

– Tính từ vụ thu hoạch đầu tiên đến các vụ thu hoạch tiếp theo.

a) Giai đoạn sau thu hoạch vụ trước

– Tiến hành cắt tỉa cành lá già cỗi, cành nhỏ, còi cọc, tạo độ thoáng cho tán cây. Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tạo sức hồi sinh cho cây sau khi thu hoạch, cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy đâm chồi nảy lộc, phân cành, phân nhánh nhiều.

b) Giai đoạn trước khi cây ra hoa

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập.

c) Giai đoạn cây đang ra hoa:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

d) Giai đoạn nuôi giữ quả:

– Sau khi hết hoa phun thêm 01 lượt nữa với liều lượng như trên. Sau đó phun liên tiếp mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.

e) Giai đoạn quả lớn:

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30l nước phun đều 01 lượt, cách 15 ngày phun 01 lượt. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

 

* Chú ý trước khi sử dụng:

– Trước khi phun chế phẩm sinh học “A4” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun sản phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Không phun vào thời điểm cây đang tung phấn, thụ phấn, thụ tinh. Thời gian phun tốt nhất là sau 4 – 5h chiều. Trong trường hợp không phun được lên tán cây thì phun vào gốc cây hoặc phun trực tiếp vào đất.

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng ch

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật bón Phân Bón Lá A4 cho cây Bưởi

I. Công dụng của Phân bón lá A4 :

– Phân bón lá sinh học giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển sâu rộng hơn, lá dày hơn, tán lá phát triển đều về các hướng, tạo điều kiện cho việc cắt tỉa tạo tán, tăng cường khả năng quang hợp.

– Sử dụng chế phẩm sinh học phân bón lá cao cấp A4 đúng theo quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ khi trồng đến khi thu hoạch có thể tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được một số loại sâu, bệnh như: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, sâu đục thân, các loại rệp, nhện; bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh…. Ngoài ra còn giảm được 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% trở lên.

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-buoi (3)
Vườn bưởi gần cho thu hoạch

II. Sử dụng Phân Bón Lá A4 như thế nào ?

1. Tác dụng xử lý đất trước khi trồng:

– Làm tơi xốp đất: 20ml A4 pha với 15l nước để phun ẩm đất, độ ẩm càng ẩm càng tốt. 3-5 ngày phun đều 1 lượt, phun liền 3 lượt đất cứng sẽ trở nên tơi xốp hơn, cầy cấy dễ dàng, tăng độ phì của đất. (Nên phun vào thời điểm đất đang ẩm).

2. Tác dụng sử dụng sau trồng:

– Thời kỳ mầm non (những đợt cây ra lộc non): để chồi và bộ lá phát triển tốt, lá dày và cứng, hạn chế được sâu vẽ bùa sử dụng 5ml A4 pha 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt lên cây

– Thời kỳ trước ra hoa: Dùng 5ml pha 15 lít nước phun 2 lần cách nhau 15 ngày. Phun A4 thời kỳ này sẽ kích thích cây phân hóa mầm hoa, hoa nở đều và tập trung, hạn chế hiện tượng rụng hoa sinh lý do thiếu dinh dưỡng.

– Thời kỳ quả nhỏ: Dùng 5ml A4 pha 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt giúp hạn chế rụng quả sinh lý, tạo điều kiện cho quả phát triển tốt ở giai đoạn đầu, quả đều tránh dị dạng

– Thời kỳ quả lớn: Dùng 5ml pha 15 lít nước sạch phun 2 lần cách nhau 7–10 ngày giúp cho quả lớn đều, quả chất lượng, mẫu mã đẹp.

– Sau khi thu hái: Dùng 5ml pha 15 lít nước sạch phun lên cây nhằm mục đích hồi phục cây sau 1 năm nuôi hoa, quả tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và chuẩn bị cho đợt quả sang năm.

che-pham-sinh-hoc-a4-dung-cho-cay-buoi (2)
Hình minh hoạ chế phẩm sinh học a4 dùng cho cây bưởi

3. Bảo quản và sử dụng

– Bảo quản chế phẩm sinh học nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Dung dịch đã pha trộn chế phẩm sinh học không để quá 48h.

– Trước khi phun chế phẩm sinh học A4 cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

– Không phun chế phẩm sinh học chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 1 lượt tránh phun đi phun lại nhiều lượt. Sau khi phun 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Phun thích hợp nhất là trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều. Không phun chế phẩm sinh học lúc cây đang ra hoa và thụ phấn (chỉ phun sau 16h) tránh thời điểm cây thụ phấn.

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3–5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

>>Phân bón lá hấp thu như thế nào?

>>Chế phẩm sinh học là gì?

Đăng bởi Để lại phản hồi

CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 CHO MÃNG CẦU XIÊM

QUI TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC A4 CHO MÃNG CẦU XIÊM


che-pham-sinh-hoc-a4-cho-mang-cau-xiem (3)

1. Công dụng chế phẩm sinh học A4

Khi sử dụng chế phẩm sinh học “A4” cho cây mãng cầu xiêm sẽ giúp giảm từ 30 – 50% lượng phân bón các loại tùy theo chất đất, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây, cành lá xum xuê, tăng tỉ lệ thụ phấn và thụ tinh vì vậy tăng tỉ lệ đậu hoa và đậu quả, hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, hiện tượng trái mãng cầu xiêm méo mó, phát triển không đều, quả bị vẹo. Quả to, ngọt đậm, cùi (tựa) dày, màu vỏ quả sáng đẹp, kéo dài thời gian bảo quản. Nếu sử dụng đúng quy trình hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái ngay từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối sẽ tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, hạn chế khả năng nhiễm các bệnh như: thán thư… nhiễm các loại sâu hại như: rệp sáp, rầy mềm, ruồi đục trái…cho thu hoạch sớm hơn thời vụ đại trà từ 7 – 10 ngày.

2. Hướng dẫn sử dụng (ĐVT: 1000m2)

2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Thời kỳ trồng mới)

Được tính từ khi trồng (xuống giống) đến khi cây cho thu hoạch vụ đầu tiên. Sau trồng 2 – 3 năm cho trái, trái to nhưng đậu trái thấp, trái nhiều nước nhưng hàm lượng đường ít, chứa nhiều acid. Tỷ lệ thịt phần ăn được trên trái là 70%.

a) Giai đoạn xử lý đất

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học hòa với 20 – 25l nước phun đều 01 lượt xung quanh đáy hố trồng. Tác dụng giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện thúc đẩy rễ cây con phát triển sau trồng. (Nếu có điều kiện thì phun 2 – 3lần, mỗi lần cách nhau    3 – 5 ngày trước khi trồng cây).

b) Giai đoạn sau trồng 10 – 15 ngày

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học  pha với 45l nước phun đều 01 lượt. Giúp cây con phát triển chồi, lá; tăng cường khả năng quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng qua lá, tăng khả năng sinh trưởng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ bộ rễ còn chưa phát triển hoàn thiện.

c) Giai đoạn sau trồng 2 tháng

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 01 tháng phun đều 01 lượt trong năm đầu trồng cây. Tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng số cành lá, tăng chiều cao cây.

d) Giai đoạn sau trồng 01 năm

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 4 tháng phun đều 01 lượt, kết hợp với bón phân các loại.

e) Giai đoạn sau trồng 2 – 3 năm

– Trước khi ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập, sức sống cao.

– Thời gian cây đang ra hoa: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

– Thời kỳ nuôi giữ quả: Sau khi hết hoa phun thêm 01 lượt nữa với liều lượng 15ml pha với 30l nước. Sau đó phun liên tiếp mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.

– Thời kỳ quả lớn: Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30l nước phun đều 01 lượt, cách 01 tháng phun 01 lượt trong vòng 3 tháng. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

che-pham-sinh-hoc-a4-cho-mang-cau-xiem (2)

2.2 Thời kỳ kinh doanh

– Tính từ vụ thu hoạch đầu tiên đến các vụ thu hoạch tiếp theo.

a) Giai đoạn sau thu hoạch vụ trước

– Tiến hành cắt tỉa cành lá già cỗi, cành nhỏ, còi cọc, tạo độ thoáng cho tán cây. Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tạo sức hồi sinh cho cây sau khi thu hoạch, cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy đâm chồi nảy lộc, phân cành, phân nhánh nhiều.

b) Giai đoạn trước khi cây ra hoa

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập.

c) Giai đoạn cây đang ra hoa

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 45l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

d) Giai đoạn nuôi giữ quả

– Sau khi hết hoa phun thêm 01 lượt nữa với liều lượng như trên. Sau đó phun liên tiếp mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.

e) Giai đoạn quả lớn

– Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30l nước phun đều 01 lượt, cách 01 tháng phun 01 lượt trong vòng 3 tháng. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

che-pham-sinh-hoc-a4-cho-mang-cau-xiem (1)

* Chú ý trước khi sử dụng:

– Trước khi phun chế phẩm sinh học “A4” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Không phun chế phẩm sinh học vào thời điểm cây đang tung phấn, thụ phấn, thụ tinh. Thời gian phun tốt nhất là sau 4 – 5h chiều.

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

 

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xử lý ra hoa và biện pháp giữ trái sầu riêng

Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây có khả năng cho trái hàng năm nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng hoặc trọng lượng trái thu hoạch trong mỗi vụ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực hiện cần phải đúng thời điểm và đúng cách thức, chi tiết cách xử lý ra hoa và giữ trái sàu riêng:

Kỹ thuật xử lý ra hoa và giữ trái sầu riêng:

– Công đoạn đầu tiên:

Sau vụ thu hoạch tiến hành bón bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với lượng 25-30 kg/ 1 cây, kết hợp bón cùng với phân vô cơ có tỉ lệ N:P:K:Mg 30-9-9+TE hoặc 16-16-8 +13s + TE. Phân bón đều quanh tán kết hợp tưới nước để phân nhanh tan giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nuôi lá sum xuê.

– Công đoạn tiếp theo:

Tỉa cành tạo tán để cây có được bộ cành cân đối, cắt những cành sát đất tạo tán cách mặt đất ít nhất 1m. Tỉa bỏ những cành mang trái bên trong tán để tạo độ thông thoáng giảm nguy cơ mắc sâu bệnh và gãy đỗ cây khi có gió bảo xẩy ra.

– Cây ra hoa được 30 ngày:

Thời điểm này cần tưới nước cho cây thường xuyên, bón bổ sung thêm phân vô cơ tỉ lệ N:P:K = 10:50:17 để bổ sung chất dinh dưỡng và quá trình phân hóa mầm hoa của cây diễn ra tốt hơn.

Tỉa hoa và trái:

– Trường hợp cây cho ra hoa và đậu trái quá nhiều thì cần tiến hành tỉa bớt đi, chỉ giữ lại những chùm hoa cách xa nhau. Những chùm trái nào quá dày thì tỉa bỏ bớt những trái bị méo mó bị sâu bệnh. Tùy vào sức của cây mà số lượng trái sẽ giữ lại nhiều hay ít ví dụ như cây có đường kính tán là 8 – 10 m lượng trái giữ lại trên cây là 80 -100 trái/ 1 cây.

– Để quá trình thụ phấn diễn ra tốt hơn nên hỗ trợ việc thụ phấn cho cây bằng tay vào lúc 9 – 10h tối. Thụ phấn bằng tay tiến hành bằng cách thu nhị của cây mà bà con cần lấy hạt phấn sau đó cho vào lọ. Chờ thời điểm nhị tung phấn lấy cọ quét lên bao phấn lúc này hạt phấn sẽ dính vào cọ. Sau đó tiếp tục lấy cọ đã dính hạt phấn này quét nhẹ lên giống cần thụ phấn là được.

– Khi trái sầu riêng lớn đạt kích thước bằng quả chôm chôm thì bón phân có hàm lượng lớn Kali giúp trái nhanh lớn. Bón thêm phân NPK tỉ lệ 12-12-17+2MgO.

– Thời điểm trước khi thu hoạch 1 tháng nên bón kali để chất lượng trái tăng cao, lượng phân bón điều chỉnh tương ứng theo kích thước tán to hoặc nhỏ. Tuyệt đối không phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao vì như vậy vô tình kích thích cây ra lá cạnh tranh dinh dưỡng với trái làm cho năng suất và phẩm chất của trái bị giảm đi đáng kể hiện tượng nhão và sượng trái xẩy ra nhiều.

Vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa giữ trái:

– Tuyệt đối không được bón Clo vì nó làm cho chất lượng trái giảm đi đáng kể.

– Không dùng phân bón lá.

– Không để cây ra đọt non khi trái vừa mới đậu vì như vậy sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với trái. Khi có trường hợp này thì sử dụng phân bón lá phun lên để ngăn chặn đọt phát triển, loại phân dùng để phun là P85 hoặc là MKP chặn cây ra đọt và bổ sung dinh dưỡng giúp cây nuôi trái tốt.

Với bà con nông dân trên cả nước hiện nay thì việc trồng sầu riêng mang lại nguồn lợi kinh tế cao ổn định, với giá thánh được bán ra thị trường cao cây ăn trái này đã được bà con trồng rộng rãi khắp nơi. Bước đầu nó giúp hộ trổng cải thiện đời sống kinh tế của mình mọt cách đáng kể và với những gì chia sẻ bên trên về kiến thức kỹ thuật xử lý ra hoa và giữ trái trên cây sầu riêng giúp bà con hiểu rõ hơn về việc trồng chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn quan trọng giúp cây cho năng suất và phẩm chất cao. Tránh được những điều đáng tiếc nhất xẩy ra do không am hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc, sau khi đọc được bài viết này bà con hãy chia sẻ cho những hộ trồng khác để cùng chăm sóc vườn cây ăn trái của mình tốt hơn và mỗi mùa thu hoạch luôn bội thu.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh

1. Trường hợp đất mới:

Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp, công việc này nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8 m.

Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu (lớp mặt của mương 1 làm lớp mặt của liếp 1, lớp dưới của mương 1 làm lớp dưới của liếp 2, lớp mặt của mương 2 làm lớp mặt của liếp 2, lớp dưới của mương 2 làm lớp dưới của liếp 3,…) hoặc đắp mô (cào đất mặt vun thành mô, sau đó, đào lớp đất bên dưới trải lên mặt còn lại của liếp, áp dụng khi đất có tầng canh tác dầy, mực thủy cấp thấp và không bị ảnh hưởng ngập lũ). Hàng năm thường có triều cường vào tháng 9–11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng. Nếu có điều kiện nên xây dựng các bờ bao vững chắc để khống chế mực nước trong mương vườn ổn định, tránh tình trạng mực nước trong mương lên xuống theo thủy triều hoặc các kỳ triều cường. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước.Vị trí mặt cống lấy nước hơi thấp hơn đáy mương, còn vị trí bọng điều tiết ngang với mức ngập cao nhất (cách mặt mô bưởi khoảng 0.6 – 0.7m). Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất nên thiết kế liếp theo hướng Bắc-Nam, các cây trên vườn sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.

len liep.JPG

2. Trường hợp đất cũ:

Sử dụng lại hệ thống mương liếp đã có sẵn. Sau khi phát quang vườn cũ, nên tiến hành thiết kế các bờ bao, cống, bọng như đối với đất mới, sau đó chọn vị trí mới để đắp mô trồng cây nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu mới trồng. Giai đoạn đầu có thể duy trì cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây BDX mới trồng và hạn chế cỏ dại. Khi cây bắt đầu phát triển thi đốn bỏ, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng đối với cây bưởi.

buoi da xanh.JPG

3. Trồng cây chắn gió:

Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc lập mới một vườn trồng bưởi. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam. Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả, có thể trồng dâm bụt để cao hoặc cây ăn trái như xoài hoặc có thể trồng cây dừa nước. Hiện cây dừa nước cho thấy có khả năng chắn gió và tạo tiểu khí hậu tốt cho các vườn bưởi trong tỉnh, nhất là những vùng có thời gian mặn nhẹ và ngắn trong năm.