Đăng bởi Để lại phản hồi

Giải pháp cho chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.

Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu là bệnh gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề nhất. Cây tiêu có thể chết trong vòng 1-2 tuần. Một khi tiêu đã mắc bệnh, rất dễ lây lan ra cả vườn, gây nên dịch và làm tiêu chết hàng loạt. Bệnh chết nhanh, chết chậm bấy lâu nay được coi là nỗi kinh hoàng với người trồng tiêu. Đây là những bệnh nguy hiểm, để lại thiệt hại cho nhà vườn. Thông qua bài viết này chúng tôi mong sẽ giúp người đọc sớm phát hiện bệnh và có biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

1. Biểu hiện bệnh chết nhanh.

Tác nhân: do nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm trong đất khác như  Pythium, Fusarium, Rhizoctonia,… cùng tấn công cây hồ tiêu làm cây chết rất nhanh.

Trên lá: Lá bắt đầu chuyển vàng, rụng dần chỉ còn thân và cành trơ trọi. Tiêu chết nhanh chóng trong vòng vài tuần lễ.

Cây bị bệnh nhổ lên quan sát bộ rễ rễ sẽ bị thối đen. Phần thân gần mặt đất bị thối rã, vỏ cây bị bong ra và có mùi hôi.

Bộ rễ bị tấn công 1 – 2 tháng rồi khi đó trên lá mới có biểu hiện bệnh nên khó có thể phát hiện bệnh sớm. Một khi đã xuất hiện bệnh thì cây chết hàng loạt nên việc trị bệnh rất khó khăn.

2. Biệu hiện bệnh chết chậm.

Bệnh chết chậm hay còn gọi bệnh tiêu vàng lá, bệnh tuyến trùng. Một khi tiêu đã nhiễm bệnh thì lây lan rất nhanh và phát triển thành dịch tiêu chết hàng loạt.

Tác nhân: do một loại nấm sống ở trong đất gọi là Fusarium oxysporum gây nên.

Cây sinh trưởng chậm, lá bị vàng, rụng đốt, rễ thối. Tiêu bị bệnh chết chậm có thể vẫn cho quả nhưng năng suất cực kỳ kém.

Ở tiêu con các triệu chứng vàng lá do tuyến trùng thường dễ bị nhầm với thiếu dinh dưỡng. Vậy nên để nhận biết bà con quan sát nếu thấy lá non teo nhỏ, bạc màu, vàng đồng loạt thì nên kiểm tra ngay phần rễ. Nếu xuất hiện nốt sần thì khả năng cao là tuyến trùng đã vào làm tổ. Cây có thể sinh trưởng chậm nhưng chưa chết ngay, vào giai đoạn kinh doanh sẽ phát bệnh do bắt đầu nhiễm nấm.

3. Biện pháp phòng và trị bệnh.

Phòng bệnh.

– Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm

– Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu.

– Chọn giống khỏe mạnh, kháng bệnh.

– Tủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn.

– Khi cây bị bệnh sử dụng: CNX–CN + 3IN1 + Wao-Neem.

Liều lượng: pha 500ml các sản phẩm trên vói 200 lít nước. Tưới ướt đẫm xung quang gốc.

Lưu ý:

– Để tìm hiểu thông tin về sản phẩm, vui lòng Click vào tên sản phẩm.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nhu cầu dinh dưỡng cho cây Hồ Tiêu

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu

Phân tích nhu cầu dinh dưỡng trong các bộ phận của cây trồng. Là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

Năm 1960, De Waard và Sutton phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong cây tiêu trưởng thành giống Kuching đã cho thấy lượng dinh dưỡng lấy ra khỏi đất tính trên 1ha là 252 kg N, 32 kg P2O5 và 224 kg K2O.
Năm 2000, Sadanandan khi nghiên cứu trên giống Panniyur 1, là giống tiêu lai của Ấn Độ, cũng cho thấy tổng lượng N và K ở các bộ phận của cây tiêu đều rất cao so với lân. Lượng N, P, K lấy đi từ 1 ha đất trồng tiêu ở năm thứ 8 là 292 kg N, 56 kg P (tương đương 24 kg P2O5) và 405 kg K (tương đương 336 kg K2O). Kết quả của Sadanandan cho thấy cây tiêu có nhu cầu kali cao hơn N trong khi đó De Waard lại cho rằng cây tiêu có nhu cầu N cao hơn kali.

Bảng 1. Lượng dinh dưỡng một cây tiêu 8 tuổi lấy đi từ đất (kg/ha)

Bộ phận Khối lượng khô N P K
Thân

Rễ
Quả
6,0
6,0
2,5
1,0
43,8
151,8
72,3
24,2
13,7
28,9
9,2
4,6
100,8
195,6
76,0
32,3
Tổng cộng 15,5 292 56 405
* Nguồn: Sadanandan, 2000
Qua các số liệu trên có thể thấy được rằng đối với cây tiêu thì nhu cầu về N và K rất cao và nhu cầu về lân không nhiều. Ca và Mg cũng là các yếu tố dinh dưỡng cây tiêu cần với lượng khá lớn, còn cao hơn cả lân.

2. Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu

Thiếu đạm:

Hiện tượng thiếu đạm trên cây tiêu thể hiện cây sinh trưởng chậm lại. Ít ra cành, chồi, lá trở nên xanh nhạt và vàng. Trước tiên các lá ở dưới thấp hóa vàng nhạt nhưng lá ở tầng trên của trụ tiêu vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi cây bị thiếu đạm nặng nề, toàn bộ lá của trụ tiêu có màu vàng tới màu vàng đậm đặc trưng và đầu ngọn lá bị khô chết. Lá rụng trong trường hợp cây bị ảnh hưởng thiếu đạm nghiêm trọng.
Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng bón đạm nhiều quá cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa, quả. Cây dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, gió bão. Đạm dư thừa cũng làm kéo dài thời gian chín. Không thu hoạch được tập trung và làm giảm phẩm chất hồ tiêu thương phẩm.

Thiếu lân:

Triệu chứng thiếu lân rõ ràng ít khi xuất hiện và rất khó nhận biết trên các vườn tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng còi cọc của cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thân. Nhưng các cành ngang bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng.

Thiếu kali:

Triệu chứng thiếu kali có thể nhận biết được ở các lá trưởng thành. Mép đầu lá chuyển vàng và xuất hiện các đốm chết hoại màu xám, giòn. Vết hoại chết thường có hình chữ V ở mép đầu lá. Đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn lá”

Thiếu trung vi lượng:

Ngoài các nguyên tố đạm, lân, kali cây tiêu cũng cần một số các nguyên tố trung vi lượng khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore, molipden…

Canxi (Ca)

Canxi ảnh hưởng tốt tới môi trường đất, làm đất bớt chua, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật hữu ích trong đất. Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của đọt cây, rễ cây, sự cấu tạo của hoa và di chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu.

Hiện tượng thiếu canxi thấy được trên các lá đã thành thục, phần dưới trụ tiêu thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phần tán phía trên cao. Trên lá xuất hiện các vệt úa vàng từ một bên hay cả 2 bên phiến lá gần phía cuống lá hoặc ở đoạn giữa lá. Các vệt úa vàng này đi dần vào phía trong gân chính, tiếp theo sau đó là sự hoại tử. các vết hoại tử rất nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt trên hay mặt dưới lá. Lá rụng rước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh.

Ma Gie (Mg)

Magie cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu ma nhê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần lên các lá non hơn. Thiếu ma nhê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi các gân chính vẫn xanh. Vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan dần ra mép lá và phía cuống lá. Vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được màu xanh. Thiếu nặng lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành  trơ trụi và một ít lá non hơn không bị ảnh hưởng.

Lưu huỳnh (S)

Lưu huỳnh là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đến nay lưu huỳnh được nhiều nhà nông học xem là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ tư sau N,P,K. Thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, gây ra giảm diệp lục tố, làm các lá non có màu trắng. Lưu huỳnh làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và do đó làm giảm năng suất cây trồng.

Trong số các chất vi lượng thì kẽm (Zn), Molipden (Mo), Bore (Bo) là các chất quan trọng nhất đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu các chất vi lượng này thường rất khó phát hiện trên cây hồ tiêu, tuy vậy việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi lượng qua lá đều làm tăng năng suất hồ tiêu.

ThS. Phan Thúc Định

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tuyến trùng gây hại rễ Tiêu biện pháp phòng và trị

Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho các nấm như: Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập, là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây tiêu. Bởi vậy để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại trên tiêu thì phòng trừ tuyến trùng là điều kiện tiên quyết và hiệu quả nhất.

tuyen-trung-tren-cay-tieu
Hình ảnh rễ tiêu bị Tuyến Trùng nặng

1. Triệu chứng gây hại

– Tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu gồm tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh. Chích hút dinh dưỡng từ rễ làm suy giảm sức khoẻ của cây. Gây tổn thương rễ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng và nước. Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây. Gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước và có nhiều u bướu trên rễ, vất thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành. Hội chứng vàng lá cây tiêu có liên quan đến mức độ rễ bị tổn thương do tuyến trùng ký sinh.

– Triệu chứng sưng rễ thường do tuyến trùng nội ký sinh còn chỉ là vết thâm nâu- nâu đen trên rễ do tuyến trùng ngoại ký sinh tạo ra.

2. Tác nhân và đặc điểm gây hại

– Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có sự xuất hiện diện của 19 loài thuộc 16 giống tuyến trùng khác nhau (mẫu đất và rễ hồ tiêu vùng Lộc Ninh- Bình Phước) trong đó Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus là 3 giống tuyến trùng phổ biến trong 80-100% vườn khảo sát. Dựa vào thành phần giống và loài được định danh cho thấy vùng rễ cây hồ tiêu cùng hiện diện nhiều loại tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh, trong đó Rotylenchulus reniformis, Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenaria và Tylenchulus semipenetrans là loài tuyến trùng ký sinh cố định gây hại cho rễ hồ tiêu và hiện diện phổ biến trong các vùng tiêu từ Quảng Trị đến Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Tuyến trùng luôn hiện diện trong vùng rễ hồ tiêu và tập trung nhiều từ độ sâu 5-40 cm bởi rễ là nơi cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Cây càng tốt, rễ hút dinh dưỡng càng nhiều, tuyến trùng càng phát triển nhanh về dân số. Chúng nhanh chóng tiếp cận và xâm nhiễm vào rễ non sau khi cây được trồng và thiết lập quần thể với nhiều thế hệ cùng tồn tại.

– Tuyến trùng phát tán theo nước mưa, nước tưới, động vật đi lại trong vườn, cây giống nhiễm tuyến trùng. Tàn dư rễ có tuyến trùng định cư, cây ký chủ, mảng trúng trong đất là nơi lưu tồ nguồn tuyến trùng trên vườn cây hồ tiêu hàng năm.

3. Biện pháp phòng trừ

– Biện pháp canh tác:

+ Không lên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã nhỏ bỏ do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.

+ Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

+ Tăng cường bón phân hữu cơ vì trong phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. Khi bón phân tránh làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu. Hạn chế để nước chảy tràn trong vườn…

+ Có thể sử dụng lá cây cúc vạn thọ tủ gốc để diệt tuyến trùng.

+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời

– Biện pháp sinh học:

+ Cung cấp các vi sinh vật đối kháng phát triển cùng Tuyến Trùng và tiêu diệt chúng

Phòng bệnh:

Sử dụng 500 ml Wao-Neem pha với 400 lít nước

Trị bệnh:

Sử dụng 500ml Wao-Neem pha với 200 lít nước

* Tưới gốc: Cây dưới 3 năm tuổi, tưới 4 – 5 lít / trụ. Cây trên 3 năm tuổi tưới 5- 7 lít / trụ

Sử dụng vi sinh vật đối kháng vào đầu mùa mữa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa

Cơ chế tiêu duyệt tuyến trùng bằng nấm đối kháng.

Lưu ý:

– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi hoặc chưa được ủ với nấm Trichoderma.

– Quy trình xử lý phân chuồng . “Hướng dẫn ủ phân chuồng, phân xanh bằng nấm Trichoderma”.

– Để tìm về sản phẩm, quý khách vui lòng nhấp vào tên sản phẩm ở trong bài viết.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phân bón lá A4 Cho Cây Cà Phê, Hồ Tiêu, Điều

1. Công Dụng

Giúp cho cây cà phê, hồ tiêu, điều sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng quang hợp, nâng cao sức đề kháng, hạn chế tối đa sâu bệnh, chống rụng quả sinh lý. Tăng sản lượng 20 – 30%, giảm được từ 30 – 50% lượng phân bón hoá học.

phan-bon-la-a4-cho-cay-ca-phe-ho-tieu-dieu (1)

 

2. Cách sử dụng: (DT: 360m2)

– Trước khi ra hoa 01 tháng: Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 – 15 lít nước phun đều 01 lượt. Phun 02 lần liên tiếp, mỗi lần phun cách nhau từ 10 – 15 ngày. Có tác dụng tích lũy dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phân hóa hoa, cho chất lượng hoa tốt,

– Thời kỳ quả nhỏ: Phun đều 01 lần với tỷ lệ như trên. Có tác dụng hạn chế tối đa rụng quả sinh lý do thiếu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cây, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận từ môi trường.

– Thời kỳ quả lớn: Phun thời kỳ này có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cây, duy trì dinh dưỡng nuôi quả, quả phát triển đều, cho năng xuất chất lượng tốt.

+ Đối với Điều: Phun 2 – 3 lần với tỷ lệ như trên. Mỗi lần phun cách nhau từ 15 – 25 ngày.

+ Đối với Cà phê, Tiêu: Phun từ 3 – 5 lần. Mỗi lần phun cách nhau từ 15 – 25 ngày.

– Thời kỳ thu hái: Sau mỗi lần thu hái, dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước, phun đều 01 lượt, phun hết lại pha, cách 7 – 15 ngày phun 01 lượt. Tác dụng phục hồi sức sinh trưởng của cây, duy trì năng xuất ở những năm sau.