Đăng bởi Để lại phản hồi

3 sai lầm thường gặp nhất khi trồng cây có múi

Hiện nay, cây có múi được trồng rải khắp Việt Nam, nó mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Để thu được năng suất cao thì chăm sóc vườn là yếu tố quan trọng nhất. Chăm sóc vườn đúng cách sẽ làm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, tạo năng suất chất lượng cao. Chăm sóc sai cách sẽ khiến cho cây phải đối mặt với nhiều loại sau bệnh hại. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng. Liệu bạn có đang mắc 3 sai lầm thường gặp này trong chăm sóc cây có múi ?

1. Sai lầm thường gặp: Trồng sâu chôn chặt

Đây là lỗi ở khâu kỹ thuật trồng. Ngay phần tiếp giáp rễ và thân có hàng triệu van một chiều đi lên đó. Những gốc bị vùi phần cổ rễ thì cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng, làm cho cây bị yếu đi.

Rễ dễ bị úng vì các tầng rễ mặt thiên hướng ăn sâu xuống, dễ bị vàng lá thối rễ. Đặc biệt các vườn chăm hữu cơ trồng sâu quá thì nó thường xảy ra hiện tượng. Mỗi lần bón hữu cơ mình cứ vun vào, vun vào gốc. Khi mà hữu cơ chưa được phân hủy hoàn toàn mà gặp hiện tượng mưa lâu ngày. Hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường ngập nước. Nó sẽ sinh ra khí H2S và các độc chất hữu cơ. Khi rễ hấp thụ những cái đó thì nó sẽ chị chết và cây sẽ bị yếu.

2. Sai lầm thường gặp: Diệt sạch cỏ dại

Diệt sạch cỏ để ngăn chặn sự sinh trưởng của cỏ, hạn chế việc cây trồng bị cạnh tranh chất dinh dưỡng là sai lầm cực kì nghiêm trọng. Làm sạch cỏ khiến cho đất vườn trở nên trọc trắng. Trời mưa, không có thảm thực vật che phủ sẽ làm trôi tầng đất mùn và các tầng đất mặn khiến cho đất ngày càng trở nên bạc màu, các tầng đất sâu lâu thoát nước. Trời nắng, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp làm cho đất bị bỏng rát, tổn thương bộ rễ của cây. Thuốc diệt cỏ đồng thời đã tiêu diệt cả vi sinh vật có lợi trong đất và thiên địch trong vườn.

Tìm hiểu thêm về cách quản lý cỏ tại: https://nongnghiepthuanthien.vn/bien-phap-quan-ly-co-dai-hop-ly-de-canh-tac-hieu-qua/

3. Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật

Làm mất Cân bằng hệ sinh thái:

Trong môi trưởng tự nhiên, có các loài gây hại những cũng có sinh vật có lợi. Các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, khi con người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tiêu diệt  các loài gây hại. Đồng thời nó cũng giết chết nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại Thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng với sâu gây hại chết rất nhiều. Làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng độc.

Gây ô nhiễm đất:

Đất sau một thời gian dài dùng thuốc bảo vệ thực vật, sẽ bị chai cứng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư  khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.

Tác hại thuốc Bảo vệ thực vật

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

Nếu người canh tác hay người phun thuốc rất chủ quan, không trang bị đầy đủ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Điều này khiến sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vê thực vật trên nông sản và trong môi trường (đất, nước, không khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người, gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức hoặc tích lũy theo thời gian ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề kể trên hoặc bất kỳ vấn đề nào trên cây trồng. Hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ miễn phí kịp thời!



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Cách sử dụng các loại cây phân xanh hiệu quả

    cây phân xanh

    Ở nước ta, những cây phân xanh thường được sử dụng nhiều nhất là các loại cây họ đậu, bèo hoa dâu, bớp bớp, keo dậu, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ, đậu triều, … Ngoài ra còn có một số loại cỏ nhiều sinh khối như cả sả, cỏ voi, cỏ ruzi,…

    Để sử dụng các loại cây này một cách hiệu quả chúng ta nên cắt ngắn lá sau đó cày vùi trực tiếp vào đất. Đây là cách đơn giản, thuận tiện, ít tốn công. Chúng ta cũng có thể cắt thân cành lá của cây này che phủ lên bề mặt đất. Hoặc tấp vào gốc cây để tăng thêm mức độ che phủ.

    Có một cách khác hiệu quả hơn nữa là dùng nó làm thức ăn cho gia súc để lấy phân. Đây là cách có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng như vậy cần phải chọn loại cây hợp khẩu vị của gia súc và giàu dinh dưỡng nữa. Một số cây thích hợp nhất đó là cỏ voi, cỏ sả, cây họ đậu,…

    Cây phân xanh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ canh tác. Để tối đa hóa được lợi ích từ loại cây này người sản xuất phải tìm hiểu kỹ. Cần phải hiểu rõ, chọn đúng loại và trồng đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

    Cây phân xanh giúp cải tạo tầng canh tác. Trồng và cày vùi loài cây này xuống đất không những làm tăng chất hữu cơ và đạm mà còn làm phong phú thêm lân, canxi, magiê giúp tăng hương vị và chất lượng cho cây trồng.

    Cây phân xanh còn giúp tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC). Điều này làm giảm sự thất thoát dưỡng chất qua các tầng của đất. Các ion mang điện dương như vôi sẽ được “giữ lại” bởi các phần tử hữu cơ có trong đất. Rễ của chúng xâm nhập vào đất, làm đất tơi hơn. và gắn kết dinh dưỡng trong đất giúp chúng không bị rửa trôi…

    Tìm hiểu thêm các loại phân hữu cơ khác có tính ứng dụng cao tại đây.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Làm thế nào để bón phân hiệu quả

    Bón phân hiệu quả là điều chỉnh môi trường đất chứ không chỉ là bổ sung dinh dưỡng cho đất. Cả phân hữu cơ và phân hóa học đều rất quan trọng. Chúng hòa quyện vào nhau, giúp cho năng suất cây trồng luôn ổn định. Chất lượng đất luôn được duy trì.

    Nếu sử dụng quá nhiều phân hóa học, đất sẽ nhanh bị thoái hóa, bạc màu. Còn nếu muốn canh tác 100% bằng phân hữu cơ thì chúng ta phải nghiên cứu. Chúng ta phải sử dụng rất nhiều loại vật chất hữu cơ khác nhau mới có thể duy trì nguồn chất khoáng mà cây trồng cần.

    Có một lý do khiến cho lượng phân NPK hóa học khi bón vào đất phát huy hiệu lực ngày càng kém là vì đất thiếu hữu cơ. Đất thiếu hữu cơ, nghèo mùn, khiến cho khả năng giữ phân của đất kém. Đồng thời việc bón phân như vậy lâu ngày sẽ làm cho đất mất cân đối dinh dưỡng.

    Phân đạm chỉ phát huy hiệu lực khi bón cân đối giữa lân và kali. Đất phèn có khả năng giữ chặt P (lân) rất lớn. Lân dễ tiêu trong đất rất ít. Muốn bón phân đạt hiệu quả cao rất khó. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần phải bón nhiều hữu cơ. Khi bón lân nên bón làm nhiều lần, trộn cả lân và hữu cơ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

    Chất hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong việc giải phóng lân. Chúng còn giúp duy trì lượng lân dễ tiêu trong đất. Đất thiếu hữu cơ sẽ khiến cho lượng lân bị cố định gia tăng làm giảm hiệu quả của việc bón lân vào đất.

    Ngoài ra, việc bón vôi cũng rất quan trọng. Hầu hết các loài động vật sống trong đất như giun đất, mọt ẩm đều là những sinh vật ưa canxi. Cho nên chúng ta cần thiết phải bón một lượng vôi nhất định vào vùng rễ cây để cung cấp canxi cho các loài động vật này. Liều lượng có thể từ 300-500kg/ha/năm.

    Chúng ta cũng có thể tận dụng thêm một nguồn kali sinh học rất lớn trong vườn từ các loài cây cỏ. Trong cỏ dại có rất nhiều kali. Nếu chúng ta biết cách sử dụng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ngoài ra kali từ cỏ còn giúp tạo nên được hương vị cây trồng tốt hơn…

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Mưa đầu mùa ảnh hưởng như thế nào tới cây trồng

    mưa đầu mùa

    Về mặt có lợi: Mưa đầu mùa giải quyết được cơn khát kéo dài của cây cối. Vào thời gian này cây cũng nhận được một lượng phân bón nhất định. Cộng thêm lượng đạm cao có trong tự nhiên do sấm sét mạng lại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để đọt non phát triển mạnh mẽ và tươi tắn,là hiệu ứng sinh lý cây trồng vốn có.

    mưa đầu mùa

    Nguy cơ tiềm ẩn trong những cơn mưa đầu mùa

    Khi cây phát triển đọt non mạnh mẽ cũng là thời điểm kích thích côn trùng và các loại chích hút phát triển. Bên cạnh đó độ ẩm tăng cao cũng tạo điều kiện cho nấm hại bắt đầu sinh sôi.

    Những cơn mưa axit đầu mùa gây cháy lá chúng mang theo khói bụi công nghiệp trong đó chứa nhiều SO2, CO2, NO2 khi gặp H2O chúng dễ dàng hòa tan và tạo ra những hạt axit rớt lẫn vào trong những hạt mưa, hòa tan vào bụi kim loại. Oxit kim loại có sẵn trong không khí như PbO gây độc cho môi trường sống của con người, động thực vật, đất và các công trình xây dựng. Khi vào đất chúng hòa tan các các kim loại trong đất như Ca, Mg, Fe, Al… khiến cây trồng không hấp thụ được và gây chua đất.

    Vậy câu hỏi đặt ra: Những cơn mưa đầu mùa không phải mưa axit thì có gây chua đất không ?

    Mưa đầu mùa có khả năng hòa tan các bụi kim loại: Ca, Mg, Al, Fe trong đất, gây chua đất và có thể gây ngộ độc cho đất. Nên khi bước vào đầu mùa mưa có những vườn cây sau khi xanh tốt lại vàng vọt rụng lá, lá không đều màu, rụng trái non….

    Mưa đầu mùa – Nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá thối rễ

    Khi côn trùng và rầy rệp phát triển mạnh tấn công vào cây trồng làm cho cây trồng bị tổn thương – Điều kiện để nấm hại tấn công.

    Các tác nhân như rệp sáp, nhện, bọ cánh cứng tấn công xuống bộ rễ là điều kiện cho các loại nấm gây ra bệnh vàng lá thối rễ tấn công.

    Đất bị chua gây thối các đầu rễ tơ – Nấm bệnh gây vàng lá thối rẽ tấn công.

    Từ các nguyên nhân trên có thể khẳng định mưa đầu mùa cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá thối rễ.

    Phương án chuẩn bị ngăn chặn sự bùng phát của sâu hại và bệnh hại

    Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc nên phòng sâu hại chích hút và nấm bệnh cho cây trồng của mình.

    Vào thời điểm này, khi mật độ sâu, rầy, rệp còn ít chưa bùng phát chúng ta nên sử dụng các loại thuốc sâu sinh học như nấm xanh + nấm trắng kết hợp với Aminoacid để phòng và tiêu diệt sâu, rầy, rệp trên phổ rộng và tăng khả năng quang hợp cho cây trồng.

    Mặt khác, nấm bệnh luôn hiện diện trong đất, khi độ ẩm đất tăng kết hợp với mưa chúng sẽ sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ. Những đầu rễ non là nơi để các loại nấm như Fusarium, Phytophthora, Pythium tấn công. Đây cũng là lý giải cho hiện tượng: Trước mùa mưa cây phát triển xanh tốt, bình thường nhưng sau những cơn mưa đầu mùa thì các đọt non mới phóng ra bị vàng. Đó là các dấu hiệu của bệnh vàng lá thối rễ ở cây trồng.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Làm thế nào để nhận biết và phòng trừ nhện đỏ

    Nhện đỏ là loại côn trùng ký sinh sống trên mặt lá chủ yếu ở cây ăn trái. Nhện đỏ thường phát triển mạnh vào đầu mùa nắng. Tốc độ sinh sản và sinh trưởng rất nhanh, gây ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng.

    Đặc điểm gây hại của nhện đỏ

    Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi. Hai đốt cuối cùng có màu đỏ chót trên mình và lưng có nhiều lông cứng. Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt lá dưới ở phiến lá. Lúc mới đẻ có màu trắng hồng sau đó chuyển hoàn toàn thành màu hồng. Riêng nhện mới nở có màu xanh lợt. Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống và tập trung ở mặt dưới của phiến lá của những lá non.

    Cách gây hại của nhện đỏ

    Nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào. Chúng làm cho mặt trên của lá bị vàng hoặc phồng rộp loang lỗ. Khi mật độ cao làm cho lá cây khô cháy. Hoa và trái ớt cũng bị nhện đỏ chích hút, chúng hút chất dinh dưỡng của trái và hoa làm cho trái bị vàng, sạm nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị thui hoặc rụng. Nhện đỏ lan truyền nhờ tập tính giăng tơ hoặc nhờ vào gió.

    Cách nhận biết nhện đỏ thông thường

    Nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách lật mặt duới lá cây và soi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò . Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua. Ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có những con li ti như đầu kim di động. Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên rau.

    Xác định sự có mặt cửa nhện đỏ

    Để xác định sự xuất hiện của nhện đỏ là lấy một tờ giấy trắng đặt bên dưới cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ xuất hiện rồi rung nhẹ cuống lá. Một số nhện sẽ rơi xuống giấy. Bạn sẽ thấy rõ nó hơn khi nhìn qua kính lúp. Nếu không có kính lúc bạn hãy lấy tay miết nhẹ vào mặt dưới của lá cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ, nếu tay bạn dính nhiều nước nhờn có màu đục, thì cây đó đã xuất hiện nhện đỏ.

    Cách trị nhện đỏ an toàn mà không kháng thuốc

    Tưới thường xuyên để cây có dư nhựa cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút. Cây không bị kiệt lực mà chết. Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá. Khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây. Nước sẽ làm bết dính các nhân của nhện vào mặt lá. Làm chúng không di chuyển để lấy dinh dưỡng được. Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện.

    Nhện thích sống ở môi trường khô ráo. Khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn “cơ hội” gây hại trên cây trồng. Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này của không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Phun nước trên lá thường xuyên, nhện bị ướt và vướng víu không di chuyển được và làm chậm sự phát triển của nhện. Nếu cây ăn quả bị nhện đỏ, dùng vòi phun nước áp lực mạnh để phun rửa cây. Mục đích là để rửa nhện đi, áp lực mạnh sẽ khiến nhện văng ra khỏi lá. Nên áp dụng biện pháp này vào buổi sáng, khi thời tiết còn mát mẻ.

    SỬ DỤNG NẤM XANH – NẤM TRẮNG ĐỂ TIÊU DIỆT VÀ PHÒNG TRỪ

    Hai loại nấm có lợi này có khả năng xâm nhiễm nhanh vào trong cơ thể của sâu, nhện đỏ, rệp sáp, côn trùng để hủy diệt chúng bằng cách mọc tơ trên đốt bụng, đốt chân làm cho chúng bị tê liệt, ngưng ăn rồi chết. Tiếp theo, nhờ gió và những cá thể bị dính thuốc, nấm sẽ tự động phát tán, lây lan tiêu diệt hầu hết sâu, nhện, rệp, côn trùng trong vườn.

    Điều đặc biệt là loại chế phẩm sinh học này có tác dụng kéo dài vượt trội lên tới 30 ngày. Chúng có thể dùng để tưới gốc giúp diệt trừ các loại rệp, côn trùng trong đất mà không gây ảnh hưởng tới vi sinh trong đó.

    Hãy để lại tình trạng mà vườn bà con đang gặp phải để được hỗ trợ bà con sớm và triệt để nhất.



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Cơ chế diệt trừ sâu của nấm xanh – nấm trắng

      Nấm xanh

      Nấm xanh có tên khoa học là Metarhizium anisopliae (Metsch.) thuộc họ Moniliaceae, bộ Hyphomycetes, lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes). Chúng được phân lập từ nhiều loài côn trùng bị nhiễm bệnh và sản xuất bằng công nghệ lên men.

      Nấm xanh có hiệu lực chống nhiều loài côn trùng gây hại thuộc bộ cánh phấn, cánh cứng, cánh thẳng (châu chấu, hại ngô, mía, luồng; rầy nâu hại lúa; bọ dừa sâu đo, sâu xanh… )

      Nấm xanh khi được phun lên cây sẽ ký sinh gây bệnh cho côn trùng sau đó lây nhiễm cho cả đàn. Nấm xanh xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh cho côn trùng. Thời gian ủ bệnh chừng 2 ngày; côn trùng chết sau 7-10 ngày. Sau khi côn trùng chết, bào tử nấm mọc lộ bên ngoài xác côn trùng, phát tán mạnh vào không khí, có hiệu lực duy trì trong vòng từ 15 – 20 ngày.

      Nấm trắng

      Nấm trắng tên khoa học là Beauveria bassiana. Là loài nấm thuộc họ Moniliales, lớp Deuteromyces, ký sinh trên cơ thể sâu non bộ cánh vảy, được dùng làm thuốc trừ sâu sinh học. Loài nấm này được phát hiện và phân lập lần đầu trên sâu non sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis (bộ cánh vảy, họ Pyralidae) ở miền Bắc nước Pháp. Nhiều nòi B. bassiana dùng làm thuốc trừ sâu.

      Nấm trắng diệt trừ sâu bằng cách tiếp xúc, lây lan bằng conidi của nấm, nhờ giá thể, bám vào cơ thể côn trùng, nhanh chóng xâm nhập qua biểu bì, vào khoang cơ thể côn trùng, tạo ra các tiểu thể trong huyết tương. Các tiểu thể trên, tiêu diệt các tế bào bạch huyết, gây chết cho côn trùng. Cơ thể côn trùng chứa đầy sợi nấm, hình dáng cơ thể không biến dạng, trở nên rắn. Khi đủ độ ẩm, nấm chui khỏi bề mặt cơ thể sâu hại, tạo lớp sợi nấm màu trắng trên cơ thể sâu. Lớp sợi nấm này lại tạo conidi để tiếp tục lây lan sang các sâu non khác.

      Nấm trắng lây bệnh cho nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy, cánh cứng, cánh màng, cánh thẳng, cánh đều, cánh nửa và cả nhện. Ở Việt Nam, nấm trắng sử dụng tiêu diệt rất hiệu quả trên một số loài côn trùng như rầy nâu, bọ xít, câu cấu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá lúa, sâu đo đay, sâu róm thông, nhện vàng, nhện đỏ, nhện trắng,…

      Ứng dụng nấm xanh – nấm trắng:

      Nấm xanh – nấm trắng sử dụng trong nông nghiệp như một loại thuốc sâu sinh học. Hiệu lực cao đối với các loại côn trùng theo từng mùa, các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, sâu khoang, sâu róm, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp, côn trùng, nhện (nhện vàng, nhện trắng, nhện đỏ).

      Nấm trắng – nấm trắng ít, hoặc không tác dụng cho động vật máu nóng, không tác dụng với cá và ong ở mọi giai đoạn sinh trưởng. Không dùng nấm trắng cho cây dâu tằm. Nhiệt độ thích hợp để phát triển từ 25 – 30 độ C.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      3 nguyên tắc và giải pháp đặc trị bệnh vàng lá thối rễ

      Vàng lá thối rễ là căn bệnh khó trị và rất dễ tái phát. Vì vậy khi xử lý bệnh chúng ta cần phải xử lý đúng theo quy trình và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đặc trị mới mong đạt được hiệu quả cao nhất

      Nghe thì có vẻ cao siêu nhưng đây là những nguyên tắc hết sức đơn giản. Chỉ cần trang bị được những kiến thức cơ bản này tỉ lệ xử lý bệnh thành công sẽ tăng lên rất nhiều.

      Nguyên tắc thứ nhất: Diệt nấm trước – kích rễ sau

      Nguyên tắc thứ nhất: Diệt nấm trước – kích rễ sau

      Bệnh vàng lá thối rễ do nấm trong đất gây ra. Nếu nấm bệnh vẫn còn nằm trong đất mà chúng ta kích rễ hiệu quả sẽ không cao. Rễ non mới ra sẽ lại nhanh chóng bị nấm trong đất xâm nhập và tiếp tục gây hại. Chính vì vậy để chữa bệnh này thành công cần diệt sạch nấm bệnh trước khi tiến hành kích rễ.

      Nguyên tắc thứ 2: Nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học để diệt nấm

      Nguyên tắc thứ 2: Nên hạn chế sử dụng thuốc hóa học để diệt nấm

      Các hoạt chất hóa học gây độc cho cả các loài nấm gây hại, nấm có lợi và tất cả các loài sinh vật như giun dế sống trong đất. Chính vì vậy nếu không quá cấp bách chúng ta không nên dùng thuốc hóa học để xử lý bệnh. Việc thuốc hóa học diệt trừ luôn cả nấm có lợi và các loài sinh vật sống trong đất sẽ khiến cho đất ngày càng suy thoái, kém năng suất rất khó phục hồi.

      Nên sử dụng bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM có chứa đầy đủ các chủng vi sinh vật có lợi, vừa giúp diệt trừ nấm hại, kích thích phục hồi lại hệ rễ vừa bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi cây suy yếu.

      Lưu ý: trước khi sử dụng các dòng thuốc sinh học cần đảm bảo đất trồng có đủ hữu cơ và pH từ 5.5-7 để vi sinh vật có môi trường thích hợp để hoạt động.

      Nguyên tắc thứ 3: Không sử dụng phân NPK khi cây đang bệnh

      Nguyên tắc thứ 3: Không sử dụng phân vô cơ khi cây đang bệnh

      Phân NPK vô cơ sẽ gây xót rễ tơ, làm rễ bị ngộ độc, cháy rễ khiến cho bệnh cây càng nặng thêm. Chỉ nên bón phân NPK khi rễ tơ đã chuyển màu vàng thành rễ cám. Hòa loãng phân với nước tưới định kỳ với liều lượng tăng dần để cho rễ dễ thích nghi.

      Như vậy, để chữa bệnh vàng lá thối rễ một cách bền vững, cần phải sử dụng kết hợp giữa phân hữu cơ và các loại vi sinh, nấm đối kháng. Nếu đất ít hữu cơ, bón phân hữu cơ hoai mục trước sau đó mới dùng vi sinh để trừ bệnh, hiệu quả sẽ đạt trên 90%.

      👉Nhận ngay quy trình đặc trị tại đây!



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Nấm đối kháng trichoderma là gì và vai trò của chúng trong cach tác

        Nấm đối kháng trichoderma là gì?

        Nấm đối kháng trichoderma là gì? Nấm đối kháng trichoderma là chủng nấm đối kháng thuộc họ Hypocreaceae. Chúng luôn có mặt trong đất, sống nhiều xung quanh vùng rễ, bảo vệ rễ trước sự xâm nhập của nấm bệnh từ bên ngoài. Chúng ngăn chặn gần như tuyệt đối, đối kháng, tiêu diệt các loại nấm bệnh bằng các enzym tiết ra từ cơ thể của chúng.

        nấm đối kháng trichoderma là gì

        2.Vai trò của nấm đối kháng Trichoderma

        Nấm Trichoderma được sử dụng nhiều trong quá trình xử lí phân chuồng. Nó có tác dụng giúp rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp.

        – Trichoderma tiết ra loại enzym có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm có hại khác. Enzym này tấn công vào bên trong nấm bệnh gây hại, biến chúng thành thức ăn và tạo nên hữu cơ có lợi cho đất trồng, bảo vệ vùng rễ cây trồng và chống lại nấm thối rễ.

        – Trichodẻma giúp tiêu diệt nấm Fusarium solani (tác nhân gây Vàng lá thối rễ trên nhiều loại cây trồng, chết nhanh chết chậm trên cây tiêu). Giúp phân hủy cellulose, phân giải lân tan chậm. Giúp tăng số lượng rễ mọc sâu. Tăng khả năng chống khô hạn của cây trồng, cân bằng pH, giải độc đất hiệu quả.

        – Trichoderma giúp tiết kiệm được lượng phân bón trong quá trình chăm sóc. Chúng có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây.

         – Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh ở cây, nhiều loài Trichoderma kí sinh ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây. Nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây. Giúp gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh.

        Nguồn: nongnghiepthuanthien.vn

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Sử dụng loại phân kali nào là tốt nhất cho cây ăn trái

        phân kali

        Kali – nó là chất dinh dưỡng tạo nên chất lượng nông sản thông qua cơ chế vận chuyển dinh dưỡng một cách đều đặn. Kali giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống được stress, tạo nên chất lượng nông sản ngon hơn, chất lượng hơn.

        Kali vận chuyển dinh dưỡng đều đặn giúp nuôi cây, nuôi quả một cách tốt nhất. Ngoài ra cây trồng còn cần một lượng lớn kali ở những thời điểm tăng nhiều sinh khối như ra đọt, ra hoa, ra rễ. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi bạn bón các loại kali quý như KNO3 hoặc K-humate cho thời điểm ra đọt thì đọt sẽ ra khỏe mạnh hơn.

        Kali có 4 loại chính:

        Kali thô (KCl) hay còn gọi là muối ớt được đóng bao 50kg. Đây là loại kali thô chưa được chế biến có trọng lượng phân tử là 75.5, lượng K2O là 48, hàm lượng K2O chiếm 63.5%. Vì có tạp chất nên trên bao bì chỉ ghi là 60%.

        Kali trắng (K2SO4): đây là một loại kali cao cấp hơn. Từ kali thô (KCl) các nhà máy sẽ cho phản ứng với H2SO4 ở nhiệt độ 800 độ C tạo ra K2SO4. Loại này có hàm lượng K2O là 50%.

        Kali nitrat (KNO3): là một loại kali cao cấp được sản xuất bằng kỹ thuật sản xuất muối khoáng KCl + NaNO3 tạo ra KNO3 có hàm lượng K2O là 46%.

        Kali-humate (là một loại kali hiếm): người ta làm tinh khiết mỏ rồi sau đó điện phân KCl cho ra KOH. Tiếp đó lấy KOH trộn vô than bùn cho ra Kahumate có hàm lượng kali dưới 20%.

        Như vậy có thể thấy, hàm lượng kali càng thấp thì công nghệ sản xuất càng phức tạp và càng dễ hấp thu đối với cây trồng. Phân kali có hàm lượng kali càng cao thì mức độ hiệu quả lại tỉ lệ nghịch.

        Khái lược qua 4 loại kali chính như vậy, còn một số loại kali khác nữa nhưng vấn đề quan trọng nhất bây giờ là sử dụng kali như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất bởi kali khi bón vào đất cây chưa hút được ngay. Kali hoạt động hóa học rất mạnh. Vì nó là kim loại yếu, yếu nên không thể đứng độc lập được và gắn chặt với ion âm, mà việc bốc nó ra tự do sẽ rất tốn năng lượng. Lúc này, là lúc điện tích đối kháng âm có được do bón hữu cơ và các loại vsv có lợi trong đất phát huy tác dụng. Đây chính là lý do vì sao canh tác hữu cơ – vi sinh chất lượng nông sản cao hơn, cây khỏe hơn, ít bệnh hơn,…

        Ngoài ra kali còn tồn tại rất nhiều ở trong các vật liệu hữu cơ như cỏ dại, thân cây chuối, vỏ chuối, quả chuối và xương động vật, bột gà… mọi người có thể tham khảo nếu như mình đang canh tác theo hưỡng hữu cơ.

        Để lại thông tin để được hỗ trợ sử dụng kali một cách hiệu quả cũng như lựa chọn các loại kali phù hợp để nâng cao độ ngon, ngọt cho nông sản:

        Đăng ký hỗ trợ trực tiếp



          Tham khảo thêm về kali humate dùng để nâng cao chất lượng nông sản, kích rễ, cải tạo đất tại đây: https://congnghesinhhocwao.vn/san-pham-sinh-hoc/khumate-san-pham-chuyen-dung-giai-doc-dat-kich-thich-he-re-phat-trien-tang-do-mun-cho-dat/

          Đăng bởi Để lại phản hồi

          3 bước phòng tuyệt đối bệnh vàng lá thối rễ trước mùa mưa

          Vàng lá thối rễ là bệnh hết sức nguy hiểm. Bệnh gây hại rất mạnh trên các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, sầu riêng và nhiều loại cây trồng khác. Đặc biệt trong giai đoạn cây đang mang trái, bệnh khiến cho cây rụng quả, quả chậm lớn, thậm chí những vườn bệnh nặng phải chặt bỏ, làm thiệt hại đến kinh tế cũng như công sức của nhà vườn.

          Phytophthora, Fusarium là tác nhân chính gây ra bệnh Vàng Lá thối rễ. Đây là các loại nấm thủy sinh nên sinh sản và phát tán rất mạnh trong môi trường ẩm ướt.

          Để vườn trồng phát triển tốt và phòng ngừa bệnh Vàng Lá thối rễ bền vững, trong suốt quá trình canh tác nhà vườn phải thực hiện được những việc sau:

          • Vườn trồng phải có hệ thống mương, rãnh thoát nước tốt tránh ngập úng khi mưa lũ
          • Cải tạo tính chất vật lý cho đất (giúp đất tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt hơn)
          • Cải tạo tính chất hóa học cho đất (ổn định pH và cân bằng độ tan của phân bón)
          • Cải tạo tính chất sinh học của đất (tạo môi trường sống phù hợp cho sinh vật đất như giun dế…, và bổ sung đầy đủ các loại vi sinh vật có lợi giúp phân hủy hữu cơ nhanh, phân giải lân, phân giải các chất độc, đối kháng nấm bệnh, tuyến trùng,…)
          • Đối với các vườn có cây đang bị bệnh cần xử lý kịp thời trước mùa mưa để tránh lây lan cho cả vườn.

          Vào thời điểm trước mùa mưa, để phòng bệnh bệnh Vàng Lá thối rễ có 3 bước nhà vườn cần thực hiện luôn:

          Bước 1: Bón vôi để phòng bệnh vàng lá thối rễ

          Việc bón vôi cho đất trước khi thời tiết bước vào mùa mưa là việc hết sức quan trọng. Đặc biệt là các vườn ở các tỉnh phía Nam. Dùng vôi Dolomite rắc phủ một lớp mỏng trên toàn vườn sẽ giúp cho đất vườn ổn định độ pH trong suốt mùa mưa. Liều lượng nên bón 1 tấn/1ha. Việc ổn định được pH đất sẽ góp phần hạn chế được sự phát triển của nấm hại cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của rễ cây trong mùa mưa.

          Ổn định pH đất trước mùa mưa

          Trong nước mưa có chứa rất nhiều axit. Axit nitric (HNO3) có trong nước mưa sau khi ngấm vào đất sẽ phản ứng với các muối khoáng trong đất giải phóng NO3-(đạm) cho cây hấp thu để lại gốc axit H+ khiến cho đất chua (pH giảm).

          pH đất là một yếu tố cần phải được kiểm soát nếu muốn cây trồng phát triển tốt, nhất là vào mùa mưa. pH càng thấp sẽ khiến cho nấm bệnh phát triển càng mạnh. Nấm bệnh phát triển mạnh thì nguy cơ xâm nhập rễ càng cao. Bón vôi phủ toàn vườn trước mùa mưa sẽ giúp đất trung hòa được lượng axit nêu trên giúp cho pH luôn được ổn định từ đó hạn chế được rất nhiều mức độ gây hại của nấm bệnh.

          Lưu ý: Nên sử dụng bột đá dolomite để vừa nâng pH đất vừa bổ sung Magie

          Bước 2: Khơi thông cống rãnh, mương chứa nước

          Bước này là một bước cũng rất quan trọng. Những vườn trồng cây ở trên diện tích bằng phẳng hoặc trồng cây trên líp cần phải lưu ý để làm việc này thường xuyên (ít nhất là 1 lần trước mùa mưa).

          Việc khơi thông cống rãnh, mương thoát nước sẽ giúp cho dòng chảy của nước mưa trong thời gian này dễ dàng được kiểm soát, nước mưa không bị chảy tràn trên tầng đất mặt khiến cho đất oi nước, rễ bị úng.

          Khơi thông hệ thống mương rãnh trước mùa mưa

          Bước 3: Bổ sung vi sinh vật đối kháng

          Sau khi bón vôi được 7 – 10 ngày chúng ta cần phải bổ sung thêm nấm đối kháng ở toàn bộ vùng đất chứa rễ. Nấm đối kháng sẽ giúp ức chế, tiêu diệt hết mầm bệnh xung quanh rễ, ngăn không cho chúng có cơ hội sinh sản và lây lan khi gặp mưa.

          Nấm đối kháng sẽ giúp chúng ta bảo vệ rễ 24/24 trong suốt mùa mưa ngăn ngừa các loại nấm bệnh theo dòng chảy của nước xâm nhập vào rễ.

          Đây là một việc hết sức quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường hay bỏ qua khiến cho tỉ lệ cây trồng bị vàng lá thối rễ sau mùa mưa tăng đột biến. Đặc biệt là những nhà vườn đang trồng một số cây có bộ rễ ăn nổi dễ bị úng nước như bưởi da xanh, cam sành, cam xoàn, sầu riêng,…

          Lưu ý: Việc “Để cỏ” trong vườn, sử dụng nhiều phân chuồng ử hoai bằng nấm Trichoderma, phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học trong suốt cả mùa vụ sẽ giúp cho đất tơi xốp, thoát nước tốt hơn, vi sinh vật có lợi có môi trường phù hợp để phát triển, pH đất được ổn định, từ đó việc phòng trừ Vàng Lá Thối Rễ giai đoạn này sẽ dễ dàng được kiểm soát

          Xem thêm: 3 nguyên tắc và giải pháp đặc trị bệnh vàng lá thối rễ

          Đăng ký tại đây nếu bạn đang cần giải pháp xử lý dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ